Bạn đã bao giờ thức giấc và mệt nhoài tự hỏi “Lại đến ngày thứ hai rồi ư”? Nghĩ đến đống công việc làm bạn phát ngán và thế là cả tuần bạn như “lê lết” tại sở làm, hết stress lại stress.??? Vậy làm thế nào để bắt đầu tuần mới thật hoàn hảo?
-
1
Chấp nhận những thay đổi có thể xảy ra trong tuần làm việc mới
Thay đổi trong cuộc sống và công việc thường là nguồn gốc làm nảy sinh stress. Zeff cho biết, “Khi bạn cởi mở và kinh động với những thay đổi, stress không có khả năng tấn công bạn và niềm đam mê được khởi động. Điều đó tức là bạn làm việc hiệu quả hơn và năng suất cũng cao hơn”.
-
2
Chuẩn bị tâm thế
Theo Joel Zeff, tác giả quyển sách “Hãy lựa chọn đúng: Tạo môi trường làm việc hiệu quả, sáng tạo và tích cực,” tâm trạng vui vẻ là một sự lựa chọn, “Vào ngày chủ nhật, nếu bạn nghĩ về công việc sếp giao hay bản kế hoạch cho khách hàng, bạn đang để sếp và khách hàng chiếm lấy sự vui vẻ của bạn đấy. Thay vì vậy, hãy để tâm trạng thoải mái, kích hoạt óc tổ chức và niềm đam mê, những gì bạn muốn hoàn thành sẽ theo đúng hướng của nó.”
Vậy làm cách nào để bạn và gia đình tránh được cảm giác bực dọc vào mỗi buổi tối chủ nhật? Theo Steve Prentice, tác giả quyển sách “Kế hoạch thực tế để quản lý công việc và cân bằng thời gian”, hãy viết ra những nỗi chán chường của bạn và bạn sẽ nhanh chóng giải quyết được các vấn đề của mình.
-
3
Biết thực đơn trong các bữa ăn của bạn
Thoạt nghe tưởng chừng chuyện này không liên quan đến công việc, nhưng hãy nhớ lại xem đã bao lần bạn quáng quàng tìm đại một chỗ ăn trưa để rồi bữa ăn chóng vánh khiến bao tử bạn biểu tình suốt cả buổi chiều làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Đối với phụ nữ, “Năng lượng tinh thần vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày thường chỉ dành cho việc cân nhắc cần chuẩn bị món gì cho bữa tối của gia đình”. Do đó, hãy lên kế hoạch cho các bữa ăn tại sở làm và bữa tối tại gia đình.
-
4
Lên kế hoach đường đi nước bước
Mỗi sáng bạn vẫn đi từ nhà đến công sở theo đoạn đường đấy thôi, nhưng không ít lần đường… đột nhiên đông xe hoặc mấy phút ngủ nướng khiến bạn vắt chân lên cổ, và tstress vì sợ không kịp công việc. Hãy lên kế hoạch thực tế hành trình của mình khiến bạn chủ động được thời gian – không thừa không thiếu.
-
5
Dậy sớm 15 phút mỗi ngày
15 phút giúp bạn thêm thời gian thả lỏng và thoải mái thưởng thức bữa ăn sáng thay vì vừa chạy thục mạng ra khỏi cửa vừa ngậm bánh mì sandwich. “Bạn bắt đầu một ngày thoải mái bao nhiêu thì bạn càng có khả năng đối phó với stress tốt bấy nhiêu”.
-
6
Viết ra mọi thứ
Lắm lúc bạn quên cái điện thoại, ví hay tập hồ sơ ở nhà. Quay về lấy cũng không xong mà tiếp tục đến sở làm thì tâm trạng cứ thấp thỏm. Theo Prentice, bạn nên lập danh sách mọi thứ bạn thường mang theo và dán ở những nơi bạn dễ nhìn thấy nhất như: cửa tủ lạnh, đèn bàn…
-
7
Làm những việc quan trọng trước
Khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ thường là khi bạn làm việc hiệu quả nhất. Đừng đụng việc nào làm việc đó khiến đầu giờ chiều trở thành ác mộng vì những công việc quan trọng nhất trong ngày bạn vẫn chưa làm xong.
-
8
Sẵn sàng đánh tiếng hỏi những gì mình cần
Theo Zeff, “Bạn cẩn hiểu rõ mình cần gì để cảm thấy vui vẻ. Nếu bạn không có được những thứ đó, thì có lẽ cho dù bạn có hiện diện tại sở làm, tâm trí bạn cũng không hề có ở đó. Hãy mạnh dạn đánh tiếng nhờ hỗ trợ hoặc nói rõ những gì mình muốn.”
-
9
Bánh ít đi, bánh quy lại
Tương tự, thay vì chỉ yêu cầu người khác hỗ trợ mình, hãy suy nghĩ xem bạn có thể làm gì cho đồng nghiệp và khách hàng. Theo Zeff, “Khi bạn hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp và đối tác, bạn sẽ nhận lại được gấp 10 lần như thế.”
-
10
Ngừng than vãn
Than vãn bòn rút năng lượng vì vậy đừng bao giờ làm thế. Theo Zeff, “Than ngắn thở dài không giúp được gì ngoài việc đem lại nhiều stress hơn cho bạn”.