Muối: Tùy từng món ăn mà cho muối vào trước hay trong khi nấu. Nếu kho thịt, nên cho muối vào trước, ngược lại, khi nấu canh cần cho muối vào sau cùng. Với món xào, cho muối vào dầu khoảng 1 phút rồi mới cho thực phẩm vào, việc này nhằm mục đích loại bỏ độc tố aflatoxin (yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư) trong muối.
Đường: Đường nên được ướp vào thực phẩm trước khi đem chế biến và cũng nên nêm trước khi kết thúc việc nấu món ăn để tránh tình trạng cháy khét, không tốt cho sức khỏe.
Bột ngọt: Một trong những nguyên tắc mà các bà nội trợ cần tuân thủ là không được cho bột ngọt vào khi đang đun thức ăn. Lý do, khi nhiệt độ quá cao, bột ngọt chuyển thành sodium glutamate, khiến mùi vị thức ăn bị giảm và không tốt cho sức khỏe. Thời điểm nêm bột ngọt là sau khi nhấc nồi xuống bếp.
Hạt nêm: Không nên cho hạt nêm vào món ăn khi đã nấu xong bởi hạt nêm tan chậm, sẽ khiến món ăn bị nồng, mùi vị không ngon.
Nước mắm: Nước mắm có hương vị đặc biệt, không nên đun lâu, vì đun lâu nước mắm dễ mất mùi, các chất dinh dưỡng cũng bị phá hủy. Tốt nhất nên nêm nước mắm khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay để bảo vệ mùi hương đậm đà của nước mắm.
Tiêu: Rắc tiêu vào thực phẩm trước khi nấu không có lợi cho sức khỏe, vì nó dễ biến thành chất độc gây ung thư khi ở nhiệt độ cao, tốt nhất là rắc tiêu lên khi thức ăn đã chín.
Giấm: Cho giấm vào món ăn trước khi nấu hoặc sau khi nấu xong, không nên cho giấm vào trong lúc nấu vì giấm sẽ bị bay hơi.
Nguồn: Theo Thanh Niên
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.