Bí quyết thu nước kỳ diệu của bọ sa mạc

0
115

Loài bọ cánh cứng sa mạc Namib sống sót ở nơi có lượng mưa chỉ hơn 1 cm mỗi năm, nhờ chiến lược thu nước cực kỳ hiệu quả từ sương sớm.

Khi làn sương nhẹ nhất thổi qua lưng bọ cánh cứng, các giọt nước kích cỡ chỉ 15-20 micromét (phần nghìn milimét) bắt đầu tụ lại trên những cái bướu trên lưng chúng. Các bướu này được bao quanh bởi những rãnh không thấm nước. Khi một cái bướu thu đủ nước để thành một giọt lớn, nó sẽ lăn xuống rãnh và chảy vào miệng con vật.

Bắt chước bọ cánh cứng sa mạc Namib, hai nhà nghiên cứu Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ đã tạo ra một vật liệu có thể thu và kiểm soát những giọt nước nhỏ xíu. 

Ý tưởng của Robert Cohen và Michael Rubner ra đời từ năm 2001, và mới đây, họ đã đưa ra sản phẩm của mình. Nó thực chất là một vật liệu kết hợp giữa bề mặt siêu hút nước và bề mặt siêu cách nước.

Một mặt là một lớp vật chất giống như Teflon (đẩy nước), mặt kia là một cấu trúc nhám xù làm từ các hạt silic và polymer tĩnh điện ở kích thước cực nhỏ, có tác dụng hút các giọt nước này.

T. An

 

Theo Tân Hoa Xã, Vnexpress