Bạn hãy nhanh chóng giữ ấm, vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ bị ho và sổ mũi. Ngoài ra, hãy tham khảo một số bí quyết đơn giản sau đây. Có thể bé sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh dù không cần dùng đến kháng sinh hay các loại thuốc nhiều tác dụng phu khác sau khi tự vượt qua đợt ốm.
Bạn hãy thực hiện những bước sau khi con bắt đầu có những biểu hiện như chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi nhẹ…
– Không để trẻ ngồi trên sàn gạch lạnh lẽo mà nên cho trẻ ăn, chơi, ngủ,…trên chiếu, đệm hoặc sàn nhà có trải thảm.
– Hút, rửa 4-6 lần/ngày và luôn giữ cho mũi bé sạch sẽ và khô hoặc xịt nước muối biển để con tự xì mũi ra.
– Mẹ nên cho con uống siro CottuF song song với việc rửa mũi để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, nhanh chóng dễ chịu.
– Sau cùng, mẹ dùng dầu tràm hoặc dầu cho em bé mát xa bàn chân, bàn tay và vùng cổ, gáy của con.
Việc giữ ấm là tối quan trọng khi trẻ bị ho, sổ mũi. Các bước nêu trên đều có mục đích là giúp bé giữ ấm và khai thông đường thở, để bé bớt khó chịu và ăn, ngủ ngon hơn. Bạn sẽ thấy bé đỡ sổ mũi mà không cần dùng kháng sinh nếu kiên trì thực hiện các bước này trong vài ngày.
Nước mũi không chảy vào cuống họng, tạo thành đờm làm bé ngứa cổ và ho nhờ vào việc giữ ẩm và giữ vệ sinh. Bé sẽ phải thở bặng miệng, khạc đờm ra ngoài…dẫn đến việc bị nôn, ói khi ăn nếu không nhanh chóng giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…
Ngoài ra, mẹ hãy thường xuyên chú ý những điểm sau để giúp trẻ không bị ho và sổ mũi dài ngày, tăng sức đề kháng:
– Các vật dụng y tế cần thiết như nước muối sinh lý, dụng cu hút mũi, nhiệt kế, siro giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, máy tạo đổ ẩm nên có sẵn trong nhà.
– Gia đình cần luyện tập thói quen giữ vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rủa tay, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày…
– Để tăng cường hệ miễn dịch cần cho con uống nhiều nước, sữa, nước trái cây…
– Bỏ 1 củ tỏi tươi băm nhuyễn vào chung với cháo thịt/cá ăn khi còn nóng. Con sẽ thấy tỉnh tảo và khỏe nếu cho trẻ ngủ sau khi đã ăn no.
Nếu trẻ còn quá nhỏ, hãy gọi bác sĩ ngay khi con có dấu hiệu cảm cúm. Với trẻ lớn hơn, nếu ốm dai dẳng hơn 1 tuần thì bạn cũng nên đưa con đi bác sĩ.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.