Trị mụn đã quá vất vả, trị sẹo sau mụn còn chông gai hơn gấp trăm nghìn lần. Tuy vậy, trị sẹo không phải là “nhiệm vụ bất khả thi” nếu bạn áp dụng đúng phương pháp phù hợp với tình trạng da của mình.
1. Xác định đúng loại sẹo đang tồn tại trên da bạn. Xác định đó là loại sẹo nào sẽ là cơ sở giúp bạn chọn phương pháp trị sẹo phù hợp. Thông thường, sẹo được chia thành 4 dạng sau:
Sẹo có đáy hình đá nhọn (Ice pick Scar): Sẹo dạng lỗ sâu và hẹp, là loại sẹo phổ biến do mụn trứng cá gây ra.
Sẹo lõm chân hố vuông (Box Scar): dạng sẹo hố lõm, dạng chân vuông, xuất hiện chủ yếu ở gò má hoặc má. Sẹo dạng này sâu, có cạnh góc tương tự như vết sẹo thủy đậu.
Sẹo lõm chân tròn, lượn sóng gồ ghề (Rolling Scar): sẹo hố tròn, tương đối sâu, có miệng rộng hơn dạng đá nhọn. Sẹo dạng này thường phân bố theo dạng gợn sóng gồ ghề trên da.
Sẹo phì đại (Hypertrophic): Sẹo dày và lớn, gây ra bởi các collagen dư thừa nhằm chữa trị các vết sẹo ban đầu.
Acid alpha-hydroxy (AHA), axit glycolic. Để đạt hiệu quả trị sẹo, sử dụng những sản phẩm có AHA với pH từ 3 – 4. AHA làm da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì thế nên thoa kem vào buổi tối. Ban ngày nhớ thoa kem chống nắng đều đặn. Với những bà bầu đang trong giai đoạn trị sẹo, có thể sử dụng Axit Glycolic vì nó an toàn cho thai kỳ.
Axit beta-hydroxy (BHA), có độ pH từ 3-4 có tác dụng tẩy da chết. Acid Salicylic cũng là BHA.
Serum Vitamin C hoặc Serum axit L-absorbic. Có thể sử dụng serum Vitamin C để kháng khuẩn cho da, làm mờ vết sẹo. Sản phẩm này cũng an toàn cho phụ nữ có thai.
Acid retinoic, hoặc vitamin A. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn về liều dùng và các tác dụng phụ liên quan.
3. Trị sẹo với công nghệ siêu mài mòn. Công nghệ này giúp làm phẳng bề mặt da và làm mờ các vết sẹo. Trước đây công nghệ này gây đau do dùng dụng cụ kim loại, nhưng giờ đây được thay thế bằng dụng cụ mềm nhỏ, không hề gây đau và chảy máu.
Tham khảo ý kiến bạn bè người thân, những ai đã từng điều trị sẹo bằng phương pháp này.
Một số người có sẹo sâu không chọn phương pháp này mà. Thay vào đó điều trị với kỹ thuật siêu mài mòn da kim cương. Hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về vấn đề này.
Dành thời gian nghỉ ngơi sau điều trị. Sau điều trị, da bạn sẽ bị tấy đỏ và nhạy cảm hơn bình thường. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một vài tuần, hạn chế chơi thể thao và luôn luôn sử dụng kem chống nắng.
4. Lột da hóa học. Lột da hóa học sẽ lột bỏ các lớp tế bào chết trên cùng của da, giúp tái tạo tế bào mới và làm mờ sẹo. Lột da hóa học không gây đau đớn, chỉ gây cảm giác ngứa ran một chút.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại lột da hóa học khác nhau, hỏi kỹ về công thức, cơ chế hoạt động, phương pháp phù hợp với da của bạn.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng. Làn da của bạn sẽ cực kỳ nhạy cảm sau khi điều trị.
5. Làm mờ sẹo bằng tia laser. Phương pháp này có thể điều trị tốt cả hai loại sẹo, sẹo lồi và sẹo lõm. Bạn cần cân nhắc:
Trị sẹo lõm bằng công nghệ Resurfacing laser. Lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp này.
Trị sẹo lồi bằng phương pháp chiếu laser xung nhuộm màu tia có thể gây ra cơ chế gây chết tế bào theo chương trình apoptosis (chết tế bào hoặc cá nhân) và một số tác dụng phụ khác. Hãy tham khảo bác sĩ chuyên môn về việc này.
6. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm chất làm đầy. Nếu mụn lõm quá sâu, bạn có thể tham khảo phương pháp tiêm chất làm đầy.
Nhược điểm duy nhất của kỹ thuật này là chất làm đầy sẽ bị cơ thể hấp thụ theo thời gian, vì vậy phải tiêm lại 4-6 tháng/ lần.
7. Nếu mọi phương pháp đều không hiệu quả, hãy phẫu thuật. Phẫu thuật xóa sẹo lồi được áp dụng cho các vết sẹo lồi có kích thước lớn, các biện pháp thông thường không thể điều trị được.
Điều trị vùng da bị tấy đỏ do viêm sau khi trị sẹo
1. Hiểu chứng viêm nhiễm và tăng sắc tố mô sau khi trị sẹo. Hai chứng này dễ bị hiểu nhầm là sẹo. Nên nhớ sẹo là các vết lõm sâu trên da do mụn gây ra. Chứng viêm tấy da là vùng da đổi màu hồng và đỏ do da bị mụn và viêm nhiễm. Chứng tăng sắc tố mô là khi da xuất hiện những đốm nâu. Nguyên nhân do da sản xuất dư thừa hắc tố melanin.
2. Nhận biết chứng viêm tấy da và cách điều trị. Chứng viêm tấy da sẽ biến mất khi bạn nhấn mạnh vào vùng bị ảnh hưởng. Ngược lại, chứng tăng sắc tố mô không như vậy.
Vùng da đỏ tấy sẽ mờ dần từ 6 tháng đến 1 năm do da sản xuất chậm collagen. Bạn có thể điều trị chứng này bằng cách áp dụng các phương pháp dưới đây.
Dùng các sản phẩm chứa axit kojic, vitamin C, arbutin, niacinamide, chiết xuất dâu tằm, và chiết xuất cam thảo. Các thành phần này giúp da sáng lên, an toàn khi sử dụng và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Thoa Serum Vitamin C để tái tạo collagen, điều chỉnh màu da.
Thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.
3. Tẩy da chết hóa học. Alpha Hydroxy Acids (AHA) với độ pH từ 3 – 4 sẽ tẩy tế bào chết trên da, tái tạo tế bào da, điều trị mụn và đỏ da.
Đây là phương pháp tẩy da chết hiệu quả, giúp kích thích sản xuất collagen. Chú ý nhớ thoa kem chống nắng vào ban ngày.
Xem xét phương pháp lột mặt hóa học (sử dụng axit glycolic). Phương pháp này điều trị chuyên sâu hơn so với các sản phẩm AHA và sẽ tác động đến các lớp sâu trong da.
4. Sử dụng retinoids. Retinoids là dẫn xuất vitamin A có tính axit, rất hiệu quả trong điều trị một số vấn đề về da, như hạn chế nhăn và nếp nhăn, điều chỉnh sắc tố da và trị mụn.
Kem retinoid sẽ giúp mờ dần vết tăng sắc tố bằng cách tăng chu kỳ tế bào. Retinoids cũng làm mờ sẹo vì chúng kích thích sản xuất collagen.
Gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn liều lượng sử dụng. Retinoids sẽ khiến da bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy chỉ nên thoa vào ban đêm.
Một dạng yếu hơn retinoid, được gọi là retinol, là thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Loại này mang lại hiệu quả không cao bằng retinoid.
5. Điều trị laser. Nếu các đốm nâu trên mặt không biến mất, bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng laser. Phương pháp này giúp tái tạo bề mặt da, làm mờ những đốm nâu đen, thúc đẩy sản xuất collagen để lấp đầy sẹo lõm.
Nhược điểm duy nhất là điều trị bằng laser là tốn kém và phải điều trị theo 3 đợt. Tuy nhiên, đây là phương pháp cho kết quả nhanh chóng, hiệu quả và lâu dài.
6. Điều trị tại nhà. Khi điều trị bằng phương pháp tự nhiên, nên tập trung vào việc khôi phục lớp màng axit của da – đây là yếu tố then chốt giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Bạn nên sử dụng các công thức sau:
Mặt nạ mật ong: Mật ong có chất giữ ẩm, kháng khuẩn và có độ pH khoảng 3,4-6,1. Nó chứa các loại đường, axit amin và axit lactic. Điều này có nghĩa rằng mật ong sẽ hút độ ẩm và giữ nước trên da của bạn, trong khi đó nhẹ nhàng tẩy tế bào chết và trị mụn. Mật ong có thể có tác dụng như một AHA nếu ở độ pH giữa 3 và 4. Sử dụng một dải pH để xác định độ pH.
Gel lô hội: Gel lô hội là sản phẩm dưỡng ẩm giúp làm dịu và làm trẻ hóa làn da, cải thiện tình trạng tăng sắc tố da. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm chăm sóc da có chứa gel lô hội, nhưng có thể tự mua vì lô hội rất dễ kiếm. Tách đôi lá lô hội ra và thoa chất gel màu trắng bên trong lên da. Nếu thích, bạn có thể trộn một giọt dầu hoa trà trước khi thoa lên mặt. Dầu hoa trà nếu không pha loãng sẽ gây bỏng rát da. Loại dầu này có tính kháng khuẩn cao và điều trị mụn. Nếu không có dầu hoa trà, bạn có thể thêm dầu Neem đã pha loãng cũng được.
Tìm hiểu về các nguyên liệu tự nhiên: Hãy thận trọng với những thành phần được bán trên thị trường được dán nhãn “tự nhiên”.
Thay đổi quan niệm: “Tôi có thể thoa bất cứ thứ gì ăn hàng ngày lên da của mình” – đây là suy nghĩ sai lầm. Không phải bất cứ nguyên liệu tự nhiên nào cũng có tác dụng với làn da. Nồng độ pH khác nhau của các loại hoa quả, nguyên liệu có thể gây hại cho da bạn. Hãy thật thấu hiểu làn da mình và nâng niu chăm sóc chúng.
Chăm sóc da
1. Thoa kem chống nắng hàng ngày và không tắm nắng. Các tia cực tím là nguyên nhân chính gây ra lão hóa. Thậm chí nó còn làm tăng nguy cơ ung thư da. Phơi da dưới các tia UVA và UVB trong ánh nắng sẽ ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn và kéo dài tình trạng tấy đỏ, vì ánh nắng mặt trời sẽ kích thích các tế bào sắc tố sản xuất mạnh hơn thường lệ.
Không những thế, ánh nắng mặt trời làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, khiến da bạn xuất hiện nếp nhăn. Tia UV phá hỏng DNA. Vì vậy, kem chống nắng là giải pháp chống lão hóa hiệu quả nhất cho mọi lứa tuổi và giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư da. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy thoa kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ làn da bạn.
Sử dụng kem chống nắng có SPF 30 để giảm thiểu tác hại từ tia UVB. SPF chỉ khả năng chống UVB tức là SPF càng cao thì thời gian da được bảo vệ lâu hơn. Vì thế không có khác biệt về khả năng bảo vệ giữa kem chống nắng SPF 40 và SPF 50. Kem chống nắng SPF 100 bị cấm lưu hành ở một số quốc gia.
Để bảo vệ da khỏi tia UVA, nên chọn kem chống nắng có ký hiệu PA +++ hoặc PA ++++, đặc biệt để ngăn ngừa tình trang da bị tấy đỏ. PPD là chỉ số chống tia UVA tương đương với SPF; vì thế nên sử dụng kem chống nắng tối thiểu PPD20. Ký hiệu PA+ có dấu + tương ứng với lớp bảo vệ PPD. Các quốc gia sử dụng hệ thống PA khác nhau. Nhật Bản và Đài Loan đã thay đổi hệ thống PA lên cấp 4+, trong khi đó Hàn Quốc vẫn sử dụng hệ thống 3+.
Khi phải ra nắng trong thời gian dài, cố gắng đứng trong bóng râm càng lâu càng tốt, đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay và đeo kính râm. Hoặc có thể mang theo một chiếc dù.
2. Thận trọng trong xử lý thông tin. Khi điều trị những vết sẹo lõm, sẹo lồi, đôi khi bạn tuyệt vọng vì không giải quyết được vấn đề, dẫn đến mù quáng làm theo bất kỳ lời khuyên nào.
Bạn cần cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ về các phương pháp này. Chỉ có bạn mới là người hiểu làn da mình nhất và biết nó đang cần gì, muốn gì.
3. Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH = 5 hoặc 2,5. Hãy trân trọng, nâng niu làn da bạn bằng cách sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Ở độ pH này da tạo thành một lớp vỏ axit đủ để ngăn ngừa mụn trứng cá phát triển.
Thử nghiệm sản phẩm mới. Cẩn thận kiểm tra xem da có bị kích ứng khi sử dụng một sản phẩm mới hay không. Ngừng sử dụng nếu có khó chịu. Nên cẩn trọng đổi loại sản phẩm dưỡng da mới. Đối với một số người, sữa rửa mặt cân bằng độ pH có thể gây kích ứng do nhạy cảm mùi thơm. Hãy thử một sản phẩm khác hoặc các phương pháp rửa mặt thay thế.
Tránh rửa mặt bằng nước nóng (vì có thể làm khô da) và không sử dụng khăn mặt thô hoặc bọt biển khi tẩy da chết vật lý, vì chúng có thể gây kích ứng và viêm da. Sử dụng nước ấm với sữa rửa mặt cân bằng độ pH.
4. Tẩy da chết hóa học với AHA hoặc BHA để điều trị mụn và đỏ da. Tẩy tế bào chết làm bong tróc các tế bào chết trên da, lỗ chân lông không bị bí và điều trị mụn trứng cá. Nó cũng làm da mềm mượt hơn, từ đó giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo và các vết tấy đỏ.
Sản phẩm chứa AHA và BHA có độ pH giữa 3 và 4 để sẽ mang lại hiệu quả. Sử dụng BHA thường xuyên hai lần một ngày. Sử dụng AHA vào ban đêm, nếu dùng AHA vào ban ngày sẽ khiến da nhạy cảm với ánh nắng. Nếu muốn sử dụng, phải thoa thêm kem chống nắng.
5. Tẩy tế bào chết vật lý. Thực hiện tẩy da chết vật lý với miếng bọt biển Konjac, hoặc chiếc khăn mềm được làm ẩm với nước. Nhẹ nhàng chà khăn lên da của bạn theo chuyển động tròn nhỏ.
Tẩy da chết 1 tuần/ lần. Nếu da bạn khô, có thể thực hiện ít đi.
Tránh tẩy da chết vật lý với các hạt scrub nhựa hoặc vỏ quả óc chó vì không tốt cho da và gây ô nhiễm môi trường.
6. Uống nhiều nước và có chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù điều này không làm biến mất ngay lập tức những vết sẹo trên da bạn, nhưng nó sẽ giúp cơ thể bạn hoạt động ở mức tối ưu và tăng cường trẻ hóa làn da.
Uống nhiều nước để thải độc tố khỏi cơ thể và dưỡng ẩm cho làn da của bạn, làm cho nó trông tươi trẻ, đầy đặn và khỏe mạnh. Bạn nên cố gắng uống ít nhất 6-8 cốc mỗi ngày.
Ăn nhiều trái cây và rau quả cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh. Nên bổ sung vitamin A, C và E (có trong bông cải xanh, rau bina, cà rốt, cà chua, bơ và khoai tây) vì đây là những vitamin có lợi nhất cho da.
7. Tránh sờ, chạm tay vào da mặt. Sờ tay lên mặt chẳng giúp ích gì mà lại càng làm cho tình trạng sẹo, mụn tồi tệ hơn. Bạn có thể kiểm tra tình trạng da mình mỗi khi rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối. Thay chăn ga gối thường xuyên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.
Việt Hà – Dịch từ WH
Theo Congluan.vn
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.