Các nhà khoa học tiên đoán là mạng lưới thức ăn trong biển Nam cực có thể bắt đầu bị phá hủy vào cuối thế kỷ này vì tình trạng trái đất ấm dần lên.
Khí thải nhà kính đang làm tăng acid trong các đại dương và những sinh vật quan trọng ở đầu dây chuyền thức ăn sẽ có thể không tạo được vỏ của chúng.
Theo nghiên cứu của các khoa học gia đăng trên tạp chí Nature, thì nửa lượng san hô trên toàn thế giới cũng đang bị đe dọa.
Dioxide carbon, tức khí CO2, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trái đất ấm dần lên.
Nhưng một nửa lượng khí CO2 mà con người thải ra từ xe hơi và các nhà máy điện không phải kết cục đọng lại trên tầng khí quyển, và là ngoài biển khơi.
Tại đây nó làm thay đổi hóa chất của biển, làm cho biển trở nên nhiều acid hơn.
Nghiên cứu mới này cho thấy các dòng biển lạnh tại Nam Dương vốn chảy bao quanh Nam cực, là nơi đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.
Tới khi lượng khí thải CO2 con người thải ra tăng lên gấp đôi tại tầng khí quyển thì các hóa chất ngoài biển khơi sẽ bị phá hủy tới mức những con sên biển bé xíu đầy bên dưới biển Nam cực sẽ không thể tạo được vỏ của chúng.
Nghe có vẻ chằng có gì ghê gớm cả, nhưng đây chính là nguồn thức ăn chính của những sinh vật khác, như cá voi chẳng hạn, một nửa lượng thức ăn của loài cá này là từ các con sên biển đó.
San hô nước lạnh cũng sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng và chúng chính là nơi nhiều loại cá tới đẻ trứng.
Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể xảy ra trong thời gian rất ngắn chỉ chừng 50 năm, nếu chúng ta không thay đổi thói quen thải khí dioxide carbon.
Trong vòng năm chục năm nữa những sinh vật phù du khác với các loại vỏ khác nhau cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng.
Và như vậy càng làm tổn hại tới dây chuyền thức ăn. Nó cũng sẽ gây hại tới một giống loài quan trọng đang giúp con người giảm bớt khí CO2 khỏi tầng khí quyển.
Theo Tiền Phong