Xử lý được khối lượng tảo bị thải ra sau quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học, các nhà khoa học Ấn Độ đã biến chúng thành chất dẻo.
Là công ty công nghiệp chuyên sản xuất chất dẻo sinh học, lãnh đạo của Cereplast luôn tìm kiếm một nguồn nguyên liệu dồi dào. Trước đây, nguyên liệu chủ yếu được họ khai thác là các cây ngô, lúa mỳ và sắn. Tuy nhiên, sự hạn chế về nguồn cung đòi hỏi sự thay thế. Câu trả lời lúc đó là “tảo”. Nhưng sẽ tìm đâu lượng cung đủ lớn?.
Trong vài năm trở lại đây, tảo trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất nhiên liệu nhằm thay thế nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu dựa trên lương thực. Quá trình sản xuất tương đối đơn giản khiến hàng nghìn công ty trên thế giới bắt tay vào kinh doanh.
Quá trình nuôi trồng, thu hoạch, sấy khô và chiết xuất dầu từ tảo để lại một núi phụ phẩm. Thông thường, chúng được chuyển tới các nơi chăn nuôi gia súc để trở thành nguồn cung thức ăn.
Sản phẩm nhựa làm từ tảo.
Tuy nhiên, đây không phải là món ăn ưa thích của gia súc, và lượng phụ phẩm quá lớn. Nhờ nghiên cứu của công ty nhằm biến lượng phế phẩm tảo trở thành nguyên liệu để sản xuất chất dẻo. Đây là câu trả lời cho nguồn cung của công ty Cereplast.
Nhờ công nghệ mới, công ty đã sản xuất được khoảng 30-50 % chất dẻo từ tảo thay thế cho thị trường truyền thống. Tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất thương mại, nguồn cung lại là vấn đề lớn. Điểm đặc biệt là loại nhựa này có khả năng tái chế nhanh chóng và dễ dàng, không gây hại cho môi trường.
Hiện nay, để sản xuất ra 1 kg chất dẻo “tảo”, cần tới 1,5 kg tảo sấy khô và ép chặt. Với số lượng sản xuất hiện tại, họ có thể sản xuất từ 450 – 2.200 tấn trong năm tới, tùy thuộc vào nguồn cung nguyên liệu.
Nguồn: Popular Mechanics
Theo Báo Đất Việt