Biến túi nylon vứt đi thành điện năng

Thay vì bị chôn lấp hay trở thành những bãi rác khổng lồ bên lề đường, túi nhựa có thể được tái chế và trở thành những sản phẩm hữu ích như là mực in, dầu nhờn, thậm chí dùng để sạc pin điện thoại di động hoặc máy tính xách tay.

Không thể trộn lẫn với nhau khiến chất lượng của nhựa tái chế còn rất hạn chế. Tác giả của nghiên cứu Vilas Pol của Phóng thí nghiệm quốc gia Argonne-(Pháp) cho biết ý tưởng xuất phát nghiên cứu của mình. “Vì vậy, tôi suy nghĩ sao không thể đi xa hơn trong vấn đề này. Bạn có thể sử tạo ra được nhiều sản phẩm bằng cách kết hợp những chất dẻo này lại với nhau”.

Bằng việc đưa những mảnh nhựa vào trong buồng đốt và đun nóng chúng lên, Pol có thể biến những chất dẻo trở thành những quả cầu cacbon nguyên chất có kích thước vài micrômet. Những quả cầu này có tính nhiệt và điện nên rất hữu dụng trong việc chế tạo dầu nhớt, mực in, sơn và những máy lọc xăng và không khí. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng những quả cầu này để làm lốp xe có thể làm giảm sức nóng tạo ra từ ma sát của bánh xe với mặt đường, tránh cho lớp cao su có thể tan ra.

Pol cho biết: “Chúng cũng sử dụng để làm những cực dương cho pin ion lithium, loại có thể nạp lại. Đây là những loại pin thường được sử dụng cho điện thoại di động và máy tinh xách tay”. Trước đây, Pol đã nghiên cứu việc sử dụng các ống nano cácbon được làm từ túi nhựa thông qua một quá trình tương tự cho nhiều ứng dụng, bao gồm cả pin sạc. 

Với quy trình xử lý đặc biệt, những túi nylon tưởng chừng như bỏ đi và gây ô nhiễm môi trường có thể biến thành năng lượng cho nhiều ứng dụng.

Ở nhiệt độ cao và áp suất trong thùng, chất dẻo phân hủy thành nhiều thành phần. Nếu trong thùng chứa đầy khí trơ thay vì không khí thì hiđrô trong chất dẻo sẽ phân tích thành các chất có thành phần chủ yếu là hydro, có thể được sử dụng như nhiên liệu hydro.

Thay vì chỉ đun nóng chảy chất dẻo và tái chế theo phương pháp đùn qua vào miệng ống, cách thức của Pol là tiếp tục đun nóng những túi chất dẻo qua các điểm nóng chảy. Ông giữ vật chất trong một thùng kín và tích tụ áp suất để vật liệu trở lên nóng hơn và biến thành một loại khí.

Nói về phương pháp mới của Pol, ông Nishkamraj Deshpande thuộc Hiệp hội không gian USA, một nhà thầu của NASA nói: “Với công nghệ hiện nay, việc sản xuất những quả cầu các bon là rất tốn kém. Tuy nhiên, nếu quy trình của Pol được thương mại hóa, sẽ góp phần giải quyết một vấn đề cực kì quan trọng, đó là rác thải từ chất dẻo”. Pol đang nhận được rất nhiều đề nghị cho công việc của mình nhằm phát triển một lò phản ứng với quy mô bên ngoài phòng thí nghiệm.

 

Theo Báo Đất Việt