Trong kinh doanh ngày nay thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, còn đối với người tiêu dùng và công chúng, thương hiệu đã trở thành thuật ngữ quen thuộc hiện diện khắp nơi và ăn sâu và tâm trí họ. Những doanh nghiệp thành công đều biết rằng để khách hàng biết và nhớ về thương hiệu của mình họ cần xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, đồng bộ và nhất quán. Vậy một bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hãy bắt đầu bằng cách giải quyết câu hỏi này bằng cách trả lời vậy bản sắc thương hiệu là gì?
- Brand (Thương hiệu) là nhận thức về công ty trong con mắt của mọi người
- Branding (Xây dựng thương hiệu) liên quan đến việc áp dụng các chiến lược Marketing để hình thành một thương hiệu có
- màu sắc riêng biệt.
- Brand Identity (Bản sắc thương hiệu) là tập hợp tất cả các yếu tố thương hiệu (Bộ nhận diện thương hiệu) mà công ty tạo ra để mô tả đúng hình ảnh của chính nó cho người tiêu dùng.
Bản sắc thương hiệu được hình thành dựa trên bộ nhận diện thương hiệu. Chúng là những điều khiến bạn được khách hàng nhận ra ngay lập tức. Khán giả sẽ liên kết bản sắc thương hiệu với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bộ nhận diện thương hiệu đó sẽ thúc đẩy kết nối giữa bạn và khách hàng của bạn, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và xác định cách khách hàng của bạn sẽ cảm nhận thương hiệu của bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những yếu tố hữu hình của thương hiệu bao gồm tên gọi, logo, màu sắc, yếu tố đồ họa, tài liệu marketing… các yếu tố này sẽ kết hợp với nhau để tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa thương hiệu này với thương hiệu khác trong tâm trí của khách hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Dưới đây là danh sách tất cả các thành phần đầy đủ của một bộ nhận diện thương hiệu, giúp doanh nghiệp bạn tạo ra một bộ đồ họa liền mạch cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thể không cần tất cả mọi thứ trong danh sách dưới này. Tùy từng tính chất, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ để chọn lựa bộ nhận diện phù hợp nhất.
Logo
Thông thường, một doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng một Logo chính, nhưng đôi khi cũng cần phải có các phiên bản thay thế để sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Ví dụ: biểu tượng hình tròn của các nhà sản xuất có thể quá nhỏ để co lại và rất khó đọc, vì vậy phiên bản ngang sẽ thay thế sẽ được sử dụng. Hoặc với phần mềm khảo sát Survey Monkey, họ chỉ sử dụng phiên bản màu xanh lá cây của logo trên nền màu trắng. Khi nền là bất kỳ màu nào khác, họ sẽ sử dụng phiên bản màu trắng.
Bao gồm:
- Logo chính
- Logo màu thay thế
- Logo ngang
- Logo dọc
- Logo hình vuông
- Logo đen trắng
- Logo xám
Đồ dùng văn phòng (Stationery Branding)
Giao diện và hình dáng của bất kỳ đồ dùng trong văn phòng công ty cũng cần phù hợp với phong cách logo của bạn. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đang phục vụ cho các luật sư cao cấp, bộ nhận diện thương hiệu của bạn cần phản ánh một phong cách chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Ngược lại, nếu thị trường mục tiêu của bạn là những gia đình trẻ tìm kiếm niềm vui và mong muốn sự trải nghiệm, phiêu lưu, phong cách thích hợp sẽ là: năng động, tươi sáng và vui nhộn.
Bao gồm:
- Danh thiếp
- Phần đầu đề thư
- Thư cảm ơn
- Đầu trang & chân trang Newsletter
- Chữ ký email
- Tem
- Báo giá / Hóa đơn
Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media)
Từ màu sắc, phong cách và font chữ, doanh nghiệp cần phải thống nhất trên mọi nền tảng. Trong đó không thể bỏ qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội với hàng triệu người dùng và nhìn thấy thương hiệu bạn mỗi ngày. Để đảm bảo chất lượng ảnh bìa và hình ảnh hồ sơ trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội, hãy thiết kế và tuân theo từng kích cỡ các mạng xã hội yêu cầu. Đừng sử dụng 1 ảnh duy nhất áp dụng cho tất cả các nền tảng.
Bao gồm:
- Ảnh bìa trang Facebook
- Hình ảnh hồ sơ trên Facebook
- Hình ảnh hồ sơ trên Instagram
- Ảnh tiêu đề Twitter
- Ảnh hồ sơ trên Twitter
- Hình ảnh hồ sơ Pinterest
- Hình ảnh hiển thị trên Pinterest
- Ảnh bìa của Google+
- Hình ảnh hồ sơ trên Google+
- Ảnh bìa kênh YouTube
- Hình ảnh hồ sơ trên YouTube
- Hình nền của LinkedIn
- Hình ảnh hồ sơ LinkedIn
- Logo LinkedIn
- Ảnh bìa trên LinkedIn
- Ảnh banner LinkedIn
- Hình ảnh hồ sơ Tumblr
Nội dung hình ảnh
Không chỉ từng bài đăng, mỗi bức ảnh doanh nghiệp đăng tải cũng cần phải gắn liền với phong cách của doanh nghiệp. Hãy tạo tâm trạng cho thương hiệu của bạn và mỗi khi bạn đăng bài trên bất kỳ nền tảng nào, hãy tham chiếu hình ảnh bạn đăng với bảng tâm trạng và tự hỏi xem hình ảnh có phù hợp với các hình ảnh khác trên đó không . Nếu không, có thể bạn cần chỉnh sửa hình ảnh hoặc chọn hình ảnh khác.
- Hình ảnh đăng trên Instagram
- Hình ảnh bài đăng trên blog
- Hình ảnh trên Facebook
- Hình ảnh trên Twitter
- Hình ảnh, video trên YouTube
- Kích thước ghim Pinterest
- Hình ảnh được chia sẻ trên Google+
- Các bài viết hình ảnh Tumblr
Đồ họa trang web
Website là một cách tuyệt vời để bạn quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
Bao gồm:
- Tiêu đề sidebar (thanh bên)
- Liên kết sidebar (thanh bên)
- Banner
- Hình ảnh đại diện của bài đăng trên blog
- Hình ảnh các danh mục
- Icon trên mạng thông xã hội
Sản phẩm/dịch vụ, Content Marketing và tài sản khác
- Vỏ eBook
- Infographic
- Catalog/Lookbook
- Tài liệu quảng cáo/Tờ bướm quảng cáo
- Quảng cáo trực tuyến
- Quảng cáo ngoại tuyến
- Túi Goodie (túi chứa quà tặng và tài liệu quảng cáo được phát tại một hội nghị, triển lãm hoặc sự kiện tương tự)
Bao bì
- Hộp
- Túi
- Thẻ
- Stickers
- Nhãn
- Phong bì
Các mặt hàng khác
Các mục khác bạn nên thiết kế sẵn trong thư viện đồ họa sẵn sàng để sử dụng trên thương hiệu của mình bao gồm:
- Màu nền
- Hoạ tiết
- Biểu tượng (Icon)
- Hình ảnh minh họa
- Hướng dẫn kiểu chỉ định màu và kiểu chữ sử dụng
Nếu thương hiệu của bạn có tính cách “nhẹ nhàng, sáng sủa, màu sắc và vui nhộn”, khách hàng của bạn sẽ muốn thấy sự tươi vui thể hiện mỗi lần ghé thăm trang web hoặc trang mạng xã hội. Đồ họa bạn thiết kế và hình ảnh bạn sử dụng tạo nên phần trực quan về bản sắc thương hiệu bạn đang phân phối. Nếu sau đó, bạn bỗng đăng nội dung đi ngược lại với bản sắc thương hiệu hoặc chất lượng kém, mức độ tin tưởng mà khách hàng của bạn dành cho bạn sẽ bắt đầu giảm.
Như vậy trên đây là những chia sẻ về khái niệm tổng quan bộ nhận diện thương hiệu là gì?cũng như giải đáp được thắc mắc “Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?” chi tiết nhất. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với những bạn đang muốn tìm hiểu về bộ nhận diện thương hiệu.
Nguồn: Admicro