Măng tây là một loại rau ăn giàu dinh dưỡng, đồng thời còn là một dược liệu quý. Thành phần dinh dưỡng của măng tây gồm có chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, đồng, axit folic,… Trong măng tây còn chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tăng ham muốn tình dục ở nữ như vitamin E, vitamin A, vitamin C, kali và vitamin B6 – chất này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất testosterone (hormon của sự ham muốn tình dục). Ngoài ra, măng tây còn được xem là thực phẩm giúp lợi tiểu, giúp chữa trị táo bón, giảm stress, tăng cường sức khỏe tình dục.
Ăn măng tây, uống rượu vang là một thứ viagra thảo dược tự nhiên. Trong số thực phẩm có hình dáng gợi cảm như vũ khí của phái mạnh: chuối, cà rốt, bơ…măng tây được xem là thực phẩm có tác dụng tích cực cho sức khỏe tình dục. Ăn nhiều măng tây thì “máy móc” của các đấng mày râu sẽ “chạy” mạnh như vũ bão không khác gì ăn sò, hàu, ngẩu pín, dê…
– Yếu sinh lý ở nam giới và những trục trặc về hoạt động tình dục sẽ được hạn chế nếu ăn măng tây trắng liên tục trong ba ngày. Theo quan niệm của người Nhật, đọt măng tây trắng là chất kích dục thiên nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà tạo hóa ban tặng cho măng tây hình “ngọn giáo”.
– Lưu lượng máu lưu thông về các cơ quan sinh dục cũng như các dây thần kinh cảm ứng tăng mạnh khi bạn thường xuyên ăn măng tây. Nếu kết hợp măng tăng với trứng, hàu, dâu tây (vốn là những thức ăn có lợi cho hoạt động tình dục)… sẽ phòng ngừa một cách hữu hiệu chứng xuất tinh sớm và không có khả năng cương cứng.
– Nam giới sẽ tăng ham muốn cả về tinh thần lẫn thể xác khi ăn măng tây. Ngoài việc giúp các quý ông tăng cường sinh lực,măng tây còn là “trái phá” giúp các “hậu duệ của Eva” sẵn sàng bùng nổ trong “chuyện ấy”.
Măng tây có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: salad măng tây, măng tây xào với thịt bò, gà, tôm, hay các món nướng, hầm, súp, nộm… Các món ăn từ măng tây có vị giòn mát của các loại rau củ hòa cùng vị ngọt tự nhiên của đạm động vật tạo nên một món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn.
Măng tây xào ngô nấm: măng tây, hạt ngô làm sạch, nấm đông cô rửa sạch, ngâm nước. Cho măng tây và nấm vào chần qua nước sôi. Băm tỏi nhỏ, phi thơm tỏi, cho ngô hạt vào chảo xào với dầu hào cho đến khi ngô gần chín thì cho nấm đông cô vào xào cùng. Sau đó cho măng tây vào xào nhanh là được. Ăn nóng.
Súp măng tây, bắp non: măng tây thái và rửa sạch, ngô non thái miếng vừa ăn. Cho măng tây, ngô, thịt cua vào cùng, đảo nhanh tay, đổ nước dùng, gia vị vào và đun sôi. Trứng đập đổ từ từ vào nồi và khuấy nhanh cho tan đều, đổ nhẹ nhàng hỗn hợp tinh bột ngô hòa tan với ít nước vào nồi và khuấy đều. Đun sôi cho đến khi món ăn hơi sánh là được. Ăn nóng.
Tôm xào măng tây: măng tây rửa sạch, cắt khúc dài 6 – 7cm, chẻ đôi. Cải thảo cắt miếng dài 6 – 7cm. Cà rốt cắt mỏng. Tỏi xắt lát mỏng. Cho tỏi vào phi thơm rồi thêm tôm vào xào nhanh tay đến khi tôm chín thì xúc ra đĩa, để riêng. Cho cà rốt vào xào, thêm ít nước cho cà rốt mềm và không bị cháy chảo. Sau đó trút măng tây vào xào sơ. Cuối cùng bạn cho cải thảo và tôm vào xào nhanh tay là được.
Lưu ý: Để món ăn ngon, nên chọn mua măng tây thật tươi (cọng nhỏ, ngắn…). Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Nên chẻ măng ra để nấu sẽ thấm gia vị nhiều hơn. Hoặc có thể chế biến theo cách sau: Măng tây non rất giòn, có thể bẻ cong cọng măng để lấy phần non. Phần còn lại, có thể thêm chút đường phèn nấu nước uống, có tác dụng lợi tiểu và giải độc gan rất tốt. Nếu không thể nấu ngay, có thể phơi khô măng tây để dành.
Nguồn: Theo Nguoiduatin
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.