Các nhà sản xuất búp bê tình dục trên thế giới đang cố gắng đưa AI, cùng với khả năng biểu cảm vào những sản phẩm của họ.
- Sex toy thông minh giúp cải thiện đời sống tình dục
Búp bê tình dục sẽ có trí thông minh nhân tạo và khả năng giao tiếp
Trong một thế giới nơi mà thực tế ảo thường là đối thủ của thực tế, không có gì ngạc nhiên khi các mối quan hệ thân mật thậm trí có thể được thay thế bằng các công nghệ tiến bộ. Điều này không còn là viễn tưởng khi chúng ta đang thấy sự phát triển mạnh mẽ của trí thông minh nhân tạo (AI), cũng như các thiết bị công nghệ đeo được (wearable) trong thời gian vừa qua.
McMullen, người sáng lập ra hãng RealDoll, nói rằng ông đã bán được tổng cộng hơn 5,000 búp bê tình dục tùy biến với nhiều kích cỡ khác nhau từ năm 1996, với giá từ 5,000 USD đến 10,000 USD. Khách hàng của RealDoll có thể tự mình quyết định về loại hình cơ thể và làn da, mái tóc và màu mắt cho mỗi búp bê họ đặt hàng. Matt McMullen đã chứng minh rằng một số người sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn USD để mua búp bê tình dục.
Khách hàng của RealDoll có thể tự mình quyết định về loại hình cơ thể và làn da, mái tóc và màu mắt cho mỗi búp bê họ đặt hàng
Mới đây, ngay tại nhà máy của công ty ở San Marcos, California, tham vọng của Mc Mullen còn tiến xa hơn thế. Ông đang phát triển một dự án có tên Realbotix, giúp cho những búp bê không những có trí thông minh nhân tạo (AI), mà còn có thể có biểu lộ cảm xúc như người thật.
Đầu tiên, McMullen sẽ tập trung vào việc phát triển trí thông minh nhân tạo có sức thuyết phục – một cái đầu robot có thể tự cử động các bộ phận như miệng và mắt một cách tự nhiên và theo… cảm xúc. Ông cùng các kỹ sư cũng cố gắng tích hợp các công nghệ mới nổi khác, như giúp chúng hành động như một trợ lý ảo (tương tự Siri và Cotana) có thể trả lời những câu hỏi của người dùng, và các phụ kiện thực tế ảo để người dùng có thể sử dụng riêng rẽ hoặc song song với con búp bê vật lý. Giai đoạn tiếp theo, tất nhiên, họ sẽ phát triển búp bê thông minh bao gồm cả các bộ phận cơ thể giống thật nhất có thể.
Một cái đầu robot có thể cử động các cảm xúc như miệng và mắt một cách tự nhiên, có thể hành động như một trợ lý ảo
Một trong những thách thức lớn mà McMullen cùng đồng nghiệp sẽ phải đối mặt, được gọi là “thung lũng kỳ lạ” (uncanny valley). Đây là một khái niệm đầu tiên được biết đến từ năm 1970 bởi một nhà nghiên cứu Nhật Bản. Khái niệm này chỉ ra rằng phản ứng của con người với các robot sẽ bị thay đổi khi tiếp xúc lâu dài từ đồng cảm cho tới khinh bỉ. Cuối cùng họ coi robot trông giống một con người thật sự nhưng rốt cục vẫn chỉ là robot. Nói cách khác, đối với họ, robot như một người đang sống mà không có tâm hồn. Nó làm nhiều người sởn gai ốc khi chỉ mới nghĩ đến.
Thuật ngữ Uncanny valley (thung lũng kỳ lạ), chỉ ra phản ứng của con người coi robot như là một con người thật sự với tâm hồn riêng
Ngoài ra, còn một vấn đề về cảm xúc nữa mà McMullen phải đối mặt. Trong một bài báo, nhà nghiên cứu Masahiro Mori – giáo sư robot tại Viện Công nghệ Tokyo, so sánh các kinh nghiệm của ông về phản ứng của con người gặp phải với tay, chân giả. “Chúng ta có thể sẽ giật mình chỉ với một cái bắt tay với người sử dụng tay giả: mềm oặt, đường nét không tự nhiên và lạnh lẽo”. Khi điều đó xảy ra, theo giáo sư Mori, “Chúng ta sẽ mất đi cảm giác ham muốn, và bàn tay trở nên bối rối”.
Với Realbotix, McMullen đang cố gắng tránh vấn đề trên bằng cách tạo ra những robot vẫn trông giống như búp bê, chứ không phải là bản sao hoàn toàn của một con người
Với Realbotix, McMullen đang cố gắng tránh vấn đề trên bằng cách tạo ra những robot vẫn trông giống như búp bê, chứ không phải là bản sao hoàn toàn của một con người. Hiện tại chưa có mức giá cụ thể của những búp bê trong dự án Realbotix bán trong tương lai, nhưng chắc chắn chúng không hề rẻ. McMullen tiết lộ rằng riêng phần đầu của những con búp bê Realbotix này đã có giá khoảng 10,000 USD, và sẽ được thương mại hoá trong 2 năm tới. Còn với cơ thể đầy đủ, mà ông sẽ phát triển ở bước tiếp theo, nhiều khả năng nó sẽ có giá giao động từ 30,000 đến 60,000 USD.
Theo genK