Cá “hóa thạch sống”

Cá “hóa thạch sống”

Năm 1938, một con cá vây tay được tìm thấy ở vùng biển châu Phi. Trước đó, các nhà khoa học tin rằng loài cá này đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước cùng với một giống cá họ hàng thời tiền sử.

Sau khi tìm thấy con cá vây tay này, một số cá thể cùng loài cũng được tìm thấy ở một số khu vực thuộc Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương. Nhưng những nhóm cá này có liên quan tới nhau hay không vẫn là điều bí ẩn.

Cá “hóa thạch sống”

Nhà nghiên cứu hành vi động vật Hans Fricke và đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 21 năm để tìm hiểu dân số loài cá vây được tìm thấy gần Comoros, một nhóm đảo nằm giữa Seychelles và Madagascar.

Loài cá này sống ở độ sâu 160-200m nên việc lặn xuống để qua sát chúng là điều không thể. Vì thế, nhóm nghiên cứu sử dụng tàu lặn để chụp ảnh, quay phim và nghiên cứu hoạt động của chúng. Nhờ có những đốm trắng đặc trưng trên cơ thể, nên nhóm nghiên cứu dễ dàng phát hiện nhiều cá thể trong suốt hơn 100 chuyến hành trình bằng tàu lặn.

Cá “hóa thạch sống”
Bộ vây độc đáo này có thể tìm thấy trong các mẫu hóa thạch.

Hiện, các nhà khoa học cũng chưa rõ loài cá này sinh sản như thế nào chỉ biết rằng tỷ lệ chết đi của loài này chỉ khoảng 4,4% mỗi năm. Các phương pháp thông thường để xác định tuổi cá, như đo số vòng tăng trưởng trên vảy cá, không thể áp dụng với cá vây tay vì vây của chúng không thay đổi qua thời gian như những loài cá khác.

Nhà nghiên cứu hành vi động vật Hans Fricke cho biết, tỷ lệ tử vong và thay thế thấp là bằng chứng cho thấy đây là loài sống lâu năm. Các nhà nghiên cứu ước tính tuổi thọ của chúng là 103 năm.

Cá “hóa thạch sống”

Đây là loài cá nằm trong “sách đỏ”, lệnh cấm buôn bán cá vây tay đã được ban hành trên toàn thế giới theo “Hiệp định Thương mại quốc tế về các loài có nguy cơ tuyệt chủng thuộc quần thể động thực vật hoang dã”.

Được biết, cá vây tay là loài cá duy nhất còn sống phát triển một cách hoàn thiện khớp nối trong hộp sọ – phần chia tách tai, não riêng biệt khỏi các bộ phận mắt mũi.

 

Theo Đất Việt