Các nhà khoa học vừa phát hiện chất dịch đông đặc trong mũi cá mập có độ nhạy điện tử cao hơn bất cứ chất liệu nào trên Trái đất này.
Tính chất này là cực kỳ quý giá có thể thay đổi tương lai của ngành điện tử.
Tính chất này là cực kỳ quý giá có thể thay đổi tương lai của ngành điện tử. Loài cá mập vốn tồn tại hàng triệu năm qua trên trái đất nhưng phải tới tận bây giờ chúng mới thực sự trở nên có ích với con người.
Nhờ tính chất cực nhạy mà chất dịch đông đặc trong mũi cá mập có thể sử dụng để phát hiện tín hiệu điện tử cực yếu từ khoảng cách cực xa. Các nhà khoa học và kỹ sư tin rằng đây sẽ là cuộc cách mạng trong thiết kế các bộ cảm biến nhạy tương lai.
Cá mập và cá đuối đều có chiếc mũi cực nhạy giúp chúng phát hiện con mồi từ rất xa. Riêng với cá mập, chất dịch đông đặc còn tìm thấy trên da, giúp giải thích lý do tại sao loài cá này được xem là “sát thủ đại dương” về khả năng săn mồi.
Ứng dụng đầu tiên mà các nhà khoa học nghĩ tới là sử dụng dịch cá mập cho thiết kế pin nhiêu liệu. Ngoài ra, nó cũng được dùng cho các cảm biến y sinh giúp phát hiện những tín hiệu dù nhỏ nhất về hoạt động não bộ, trạng thái thay đổi của tế bào, hoặc bất cứ những thay đổi nào về sinh cơ, y sinh và điện sinh học.
Theo Vietnamnet