Cà phê không chỉ đơn thuần là loại nước màu đen đắng ngoét mà các chất trong hạt cà phê mới thật sự “làm nên” thức uống này.
Trong cà phê có các dưỡng chất sinh học tác động đến quá trình trao đổi chất như:
– Caffein giúp kích thích hệ thần kinh trung ương.
– Theobromine và theophylline cũng có tác dụng như caffeine.
– Axit chlorogenic trong hạt cà phê giúp hạn chế sự hấp thụ các chất đường – tinh bột.
-
1
Cà phê giúp huy động axit béo từ các mô mỡ
Caffeine kích thích hệ thần kinh bằng cách gởi trực tiếp các tín hiệu đến các mô mỡ, để từ đó thực hiện quá trình đốt mỡ thừa. Ngoài ra, caffeine còn làm tăng lưu lượng máu có chứa hoocmon epinephrine (còn gọi là adrenaline). Hormone này theo máu đến các mô mỡ và phá vỡ chất béo, sau đó giải phóng chúng vào trong máu. Đây chính là cách caffeine giúp huy động chất béo từ các mô mỡ, và cơ thể có thể sử dụng chúng như các axit béo tự do trong máu.
-
2
Cà phê làm tăng tỉ lệ trao đổi chất
Các nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể làm tăng tỉ lệ trao đổi chất từ 3 – 11%, càng nhiều caffeine thì tỉ lệ này càng cao. Từ đó càng dễ giảm cân và ăn uống thoải mái hơn mà không phải lo lắng tới việc tăng cân.
Trong một thời gian ngắn, caffeine có thể làm tăng tỉ lệ trao đổi chất và đốt cháy chất béo, nhưng khi chúng ta lạm dụng quá nhiều cà phê trong thời gian dài, chúng sẽ không phát huy tác dụng kích thích thần kinh và giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn.
-
3
Tóm lại
Dù caffeine có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất trong thời gian ngắn nhưng đối với những người lạm dụng cà phê, về lâu dài tác dụng này sẽ giảm dần. Và dĩ nhiên vẫn có nhiều lý do khác quan trọng hơn để chúng ta uống cà phê, và lý do quan trọng hơn hết là hàm lượng các chất chống oxy hóa trong cà phê rất dồi dào, nhiều hơn cả lượng chất oxy hóa có trong trái cây và rau quả kết hợp lại.