Các bệnh thường gặp khi chuyển mùa

0
112
các-benh-thuong-gap-khi-chuyen-mua-1

Cảm cúm

Nguyên nhân xảy ra bệnh này khi chuyển mùa là do nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Cảm cúm thông thường là vô hại. Hầu hết người lớn có thể bị cảm cúm 2 – 4 lần một năm, trẻ em có thể bị nhiều hơn vì sức đề kháng còn yếu.

     các-benh-thuong-gap-khi-chuyen-mua-1

Các triệu chứng cảm cúm bao gồm: sốt, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, ho, hắt hơi, sổ mũi, mỏi mắt… Hầu hết mọi người khỏi cảm cúm trong một hoặc hai tuần. Khi thấy các triệu chứng càng trở nên xấu hơn, kéo dài, cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh.

Không có cách chữa cảm cúm, nhưng bạn có thể làm cho mình cảm thấy thoải mái hơn bằng cách nghỉ ngơi, bổ sung nước, vitamin C, giữ ấm cơ thể.

Dị ứng da

Sự sụt giảm độ ẩm không khí cùng với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ… Biểu hiện bệnh thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu…

Để phòng bệnh, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể, hoặc bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày…

Bệnh thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu do vi rút  gây ra, thường xảy ra vào mùa đông xuân và đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi.

Vi rút gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), một số trường hợp khác do không cẩn thận tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thủy đậu rất dễ lây lan trong cộng đồng.

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ… Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ” – là các mụn nước, mọc khắp cơ thể người bệnh. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.

Thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Hiện tại có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách tiêm vắc-xin. Vì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm chủng ngừa kịp thời trước khi trẻ bị lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.

Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô, khiến niêm mạc mũi bị bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm xoang cần hạn chế ăn đồ lạnh, không mặc phong phanh và ra ngoài phải có khẩu trang…

Bệnh viêm phổi

Khí hậu hanh khô, thời tiết lạnh, phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong. Người mắc bệnh có thể có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh, ho khan, ho khạc đờm, đờm màu  trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu.  Khi có những dấu hiệu như trên và thấy dấu hiệu sức khỏe yếu đi, mệt mỏi… đặc biệt là  ngực cần phải đi đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính hay bùng phát khi chuyển mùa, lây nhiễm qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da – chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông…Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng chủ yếu là giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ.  Khi thấy các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng như loét họng, thường biểu hiện bằng chảy nước miếng nhiều và biếng ăn, biếng bú, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân… cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị. 

 

Hữu Vượng
(Theo Congluan.vn)

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.