Mặc dù chuyện sinh nở là điều thuận theo tự nhiên và là bản năng của người phụ nữ. Nhưng ai từng đi đẻ hay từng chứng kiến một ca sinh nở cũng phải thừa nhận rằng chuyện ấy chẳng bao giờ là dễ dàng cả. Những ca dễ đẻ, đẻ nhanh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, đa phần chị em bây giờ đều phải trải qua cơn chuyển dạ kéo dài, sinh thường cũng khá vất vả. Hơn nữa những biến chứng trong khi sinh cũng xảy ra nhiều hơn so với trước kia. Sau đây là những biến chứng thường gặp.
1. Suy thai
Suy thai là hiện tượng nhịp tim thai nhi giảm. Trường hợp này nếu nhìn thấy đầu em bé và cổ tử cung đã mở hoàn toàn, bác sỹ sẽ dùng giác hút để hút em bé ra.
2. Thai nhi có ngôi mông
Thai nhi ngôi mông là trường hợp thai nhi nằm trong tử cung nhưng đầu ở bên trên, mông ở phía dưới cổ tử cung. Nếu thai nhi không xoay theo ngôi thuận, bác sỹ sẽ tiến hành mổ lấy thai.
3. Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo hay còn gọi là nhau bám thấp là hiện tượng bất thường khi một phần hoặc toàn bộ bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung. Nếu bình thường, nhau phải bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Trường hợp nhau không tự co lên, bác sỹ sẽ tiến hành mổ lấy thai.
4. Hít nước ối phân su
Phân su là phân màu đen hoặc xanh đen, dính và nhầy có trong ruột của bé. Khi chào đời bé sẽ thải phân su ra ngoài. Thai nhi trong bụng mẹ có thể hít phải phân su có trong nước ối, có thể gây tắc nghẽn đường thở hoặc các biến chứng về hô hấp khác.
5. Dây rốn quấn cổ
Khoảng 75% trường hợp thai nhi lúc sinh bị dây rốn quấn cổ. Nhưng thông thường trong quá trình chuyển dạ, dây rốn sẽ lỏng rời ra.
6. Bất cân xứng đầu chậu
Bất cân xứng đầu chậu là hiện tượng đầu thai nhi có kích cỡ lớn hơn nhiều so với kích thước khung chậu. Đây là một bất thường đường sinh sản ở người mẹ, thường được xử lý bằng sinh mổ.
Việt Hà
Nguồn: BS
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.