Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

0
129

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

Ống kính góc cực rộng rất hiệu quả để chụp đại cảnh, nội thất và bất kỳ ảnh nào khác trong đó bạn cần có góc xem rộng. Tuy nhiên, chúng cũng có xu hướng khuếch đại khoảng cách, có nghĩa là những vật hoặc các bộ phận của vật thể có thể trông xa hơn thực tế. Khả năng phóng đại phối cảnh này có thể là một công cụ sáng tạo khá hữu ích, nhưng cũng có thể khó để sử dụng thành thạo. Hãy tìm hiểu thêm về nó trong bài viết này.

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

Ống kính góc rộng là gì?
Ống kính góc rộng thường có độ dài tiêu cự tương đương full-frame (phim 35mm) nằm trong khoảng 35mm trở xuống. (24mm trở xuống trên máy ảnh có cảm biến APS-C). Điều này đồng nghĩa với việc, khi sử dụng loại ống kính này, bạn sẽ có những bức ảnh với trường nhìn lớn hơn 55 độ. Ống cực rộng (ultra-wide lens) thường có tiêu cự trong khoảng 20 – 24 mm hoặc thấp hơn.

Một lưu ý cơ bản khi chọn mua ống kính là tiêu cự càng ngắn, trường nhìn càng lớn (nghĩa là sẽ có càng nhiều đối tượng của cảnh được ghi lại). Ống góc rộng rất thuận tiện khi bạn sử dụng để ghi lại một khu vực rộng mà hầu như không phải di chuyển nhiều. Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ống góc rộng hay được sử dụng để tiếp cận gần đối tượng và tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, nhằm nhấn mạnh chủ thể.

Đặc điểm chính 1: Góc xem rộng

Vì chúng có góc xem rộng, ống kính góc rộng chụp được một phần lớn của cảnh, đây là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia phong cảnh lại thích chúng.

Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có nghĩa là các vật thể bạn không muốn chụp cũng có thể được đưa vào khung hình, làm cho khó kiểm soát những gì có trong bố cục của bạn.

Đặc điểm chính 2: Góp phần phóng đại phối cảnh

Ở những ảnh chụp bằng ống kính góc rộng, phối cảnh có vẻ bị phóng đại: Những vật ở gần có thể trông lớn hơn nhiều (và do đó gần hơn) so với thực tế, và những vật ở xa trông nhỏ hơn và xa hơn nữa.

Hiệu ứng này cũng khuếch đại khoảng cách giữa các vật thể, có nghĩa là các vật thể trông cách nhau xa hơn. Độ dài tiêu cự càng ngắn, hiệu ứng phóng đại phối cảnh càng mạnh.

Hiệu ứng phóng đại phối cảnh là lý do tại sao các ống kính góc rộng không phải là lý tưởng để chụp chân dung hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong đó điều quan trọng là hình dạng của đối tượng được chụp lại một cách trung thực. Nhưng hiệu ứng này có các tác dụng của nó, và chúng tôi mong rằng bài viết này giúp bạn kiểm soát nó hiệu quả hơn.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều thảo luận về việc liệu ống kính có thực sự gây ra hiện tượng méo phối cảnh hay không, hay nó là ảo giác tạo ra bởi khoảng cách chụp.

Khái niệm #1: Phối cảnh làm cho các đường thẳng hội tụ về phía nhau

Các quy tắc phối cảnh quy định như sau:

  • Vật thể ở càng xa, thì nó trông càng nhỏ.
  • Vật thể ở càng gần, thì nó trông càng lớn.

Bạn có từng nghĩ đến tác động của nó đối với các đường thẳng không?

Hãy xem ảnh sau đây, chụp một hành lang đơn giản, bằng ống kính góc cực rộng ở 16mm. Bạn nhận thấy gì về các đường thẳng tạo bởi sàn nhà?

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/4,5/ 1/20 giây/ ISO 1600

Trong đời thực, những đường thẳng ở cả hai bên hành lang chạy song song nhau. Nhưng trong ảnh, các đường thẳng chụm vào nhau (hội tụ) theo cách làm cho chỗ cuối hành lang có vẻ như biến mất vào giữa. Điểm nơi các đường thẳng cuối cùng gặp nhau và “biến mất” được gọi là “điểm ảo”.

“Hiệu ứng hội tụ” này không chỉ có ở ống kính góc rộng. Bạn cũng có thể nhìn thấy nó trong những tấm ảnh được chụp bằng các loại ống kính khác. Tuy nhiên, độ dài tiêu cự càng ngắn, hiệu ứng càng mạnh, và điểm ảo sẽ xuất hiện càng gần.

Các đường thẳng hội tụ về phía đỉnh

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

Khi đối tượng xuất hiện gần chúng ta nhất ở đáy ảnh.

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ f/8/ 1/800 giây/ ISO 200

Các đường thẳng của tòa tháp thuôn dần về phía đỉnh vì đáy của tòa tháp ở gần máy ảnh hơn (có vẻ lớn hơn), trong khi đỉnh của nó nằm xa hơn (có vẻ nhỏ hơn). Nó là một điểm mà nhiều người không suy nghĩ nhiều khi họ nhìn qua khung ngắm, nhưng đó là phối cảnh trên thực tế!

Các đường thẳng hội tụ từ một bên/các góc

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

Khi đối tượng xuất hiện gần chúng ta nhất ở phía bên trái của ảnh.

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

Khi đối tượng xuất hiện gần chúng ta nhất ở góc ảnh.

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/5,6/ 1/320 giây/ ISO 3200

A: Góc trên và dưới của ảnh (hoặc đầu gần)

Chiếc xe lửa trong ảnh bên trên ở gần chúng ta hơn về bên trái cảnh, do đó các đường thẳng hội tụ về bên phải.

Cách áp dụng hiệu ứng này

Nó liên quan nhiều đến việc xử lý các khoảng cách theo cảm nhận: Khoảng cách của đối tượng (hoặc một phần nhất định của nó) theo cảm nhận của bạn so với phần còn lại của ảnh. Nghiêng máy ảnh, thay đổi góc máy, hoặc điều chỉnh vị trí của đối tượng cho khác. Quan sát điều này làm thay đổi gradient của các đường thẳng, vị trí của điểm ảo và ấn tượng của ảnh cuối cùng như thế nào.

Khái niệm #2: Hiệu ứng phối cảnh ít rõ hơn ở các vật thể nằm ở giữa khung hình

Sau đây là một điểm hiếm khi được nhận thấy: Khi sử dụng ống kính góc rộng, những vật ở rìa ảnh có vẻ lớn hơn do hiệu ứng phóng đại phối cảnh, trong khi những vật ở giữa bị ảnh hưởng ít hơn.
Điều này là vì các vật ở rìa ảnh hội tụ nhiều hơn, trong khi các vật ở giữa hội tụ ít hơn.

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

Các vật ở rìa hội tụ nhiều hơn.

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

Các vật ở giữa hội tụ ít hơn.

Sau đây là 2 ví dụ minh họa.

Ví dụ 1:

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/16/ 1/125 giây/ ISO 500

Tôi chụp ảnh này khi đứng giữa các tòa nhà ở Manhattan. Vì tôi đứng khá gần các đối tượng và ngước lên, có hiệu ứng phối cảnh mạnh cho biết ngay là góc rộng: Các tòa nhà có vẻ nghiêng về phía nhau ở giữa phía trên đỉnh. Nhưng ngay cả khi đó, tòa nhà ở giữa tỏ ra thuôn lại tương đối ít hơn.

Ví dụ 2:

Các hiệu ứng ảnh khi chụp ống kính góc rộng

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/5,6/ 1/500 giây/ ISO 250

Ảnh này cũng là Manhattan, và được chụp bằng cùng một ống kính, lần này chụp từ xa trên mặt nước.
Vì các tòa nhà được đặt gần tâm ảnh, hiệu ứng phóng đại phối cảnh ở chúng không mạnh bằng như trong ảnh trước đó. Tuy nhiên, hãy để ý các tòa nhà ở hai bên có vẻ như hơi nghiêng về giữa, trong khi các tòa nhà ở giữa có vẻ đứng thẳng hơn. Cũng có hiệu ứng phối cảnh mạnh ở biển và bầu trời, cả hai kéo dài ra tận rìa khung hình.

Cách áp dụng

Để tránh làm cho các vật thể có vẻ bị méo do hiệu ứng phóng đại phối cảnh, hãy đặt chúng ở giữa khung hình.
Để nhấn mạnh hiệu ứng phóng đại phối cảnh, hãy đặt đối tượng gần rìa ảnh.

Để chụp các tòa nhà cao tầng không bị méo phối cảnh, bạn sẽ cần phải sử dụng ống kính tilt-shift.

(Biên tập bởi studio9)
Nguồn: Web nhiếp ảnh