Quai bị – loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thành dịch vào mùa đông – xuân, thường gặp ở thanh thiếu niên chưa từng mắc bệnh quai bị.
Điều trị bằng thuốc Đông y
-
1
Bản lan căn 15 gam, Kim ngân hoa 12 gam, Hạ khô thảo 10 gam, Cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày uống hai lần.
-
2
Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi uống thay nước chè, uống liền trong vòng 7 ngày.
-
3
Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5ml rượu trắng, mỗi ngày uống một lần, uống liền trong thời gian 3 ngày (với trẻ em không nên cho rượu).
Phương pháp bên ngoài
-
1
Dùng ngải cứu nóng ngay chỗ hơi lõm dưới ngón tay cái và ngón tay trỏ (nắm tay lại). Bị quai bị bên trái, cứu nóng ở bàn tay phải, bị bên phải cứu ở bàn tay trái.
-
2
Sao nóng vôi rồi để xuống đất cho nguội lạnh, cứ thế 7 lần rồi hòa giấm đắp.
-
3
Tán đậu đỏ ra bột, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm giấm, dán lên.
-
4
Một ít bột Thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau ngày vài lần.
Ăn uống
-
1
Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thủy để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.
-
2
Ruột rau cải trắng 3 cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.
Đề phòng quai bị
-
1
Tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong nhà có người mắc, phòng bệnh nên mỗi ngày dùng 30-60 gam Bản lan căn nấu nước uống thay nước trà.
-
2
Bản lan căn 30 gam, nấm hương 12 gam, Liên kiều 24 gam, Cam thảo 8 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn ½ lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
-
3
Chế biến Bản lan căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.