Bỏng lạnh, cũng giống như những loại bỏng khác luôn tiềm ẩn các mối nguy hiểm đến sức khoẻ như phù nề khiến tổn thương tế bào, vết thương hoại tử…
Bỏng lạnh – tai nạn nguy hiểm nếu không biết cách chữa bỏng lạnh
Bỏng lạnh, cũng giống như những loại bỏng khác tiềm ẩn các mối nguy hiểm đến sức khoẻ, nếu không được sơ cứu kịp thời rất dễ xảy ra co giật, thân nhiệt hạ đột ngột dẫn đến tình trạng rối loạn ý thức, thậm chí là tử vong.
Bỏng lạnh thường không được coi trọng
Bỏng lạnh là dạng bỏng ít gặp, vì vậy có thể có nhiều người chưa biết về loại bỏng lạnh này, hoặc biết nhưng thường xem nhẹ tính nguy hiểm của nó.
Bỏng lạnh, như tên gọi của nó, là loại bỏng do nhiệt độ lạnh gây ra. Loại bỏng này thường xảy ra ở vùng núi cao giá rét, hoặc những người phải thường xuyên làm việc trong phòng lạnh. Đó là tình trạng da và mô sống của người bị tổn thương và đông cứng bởi nhiệt độ quá thấp. Bỏng lạnh thường xảy ra ở các bộ phận xa trung tâm cơ thể như các đầu chi, mũi, tai,…
Bỏng lạnh cũng có thể là loại vết thương rất nghiêm trọng. Khi bị bỏng, các mô có thể mất nhiều tuần hồi phục, nếu bị nặng, bệnh nhân có thể bị hoại tử mất da, ngón tay hay ngón chân, ngoài ra còn có thể bị dị tật, đổi màu da.
Cùng tìm hiểu thêm về loại bỏng này cũng như cách chữa bỏng lạnh nhé!
-
1
Nguyên nhân bị bỏng lạnh
Nguyên nhân phổ biến nhất là do tiếp xúc với thời tiết lạnh, do tiếp xúc trực tiếp nước đá, kim loại lạnh hay chất lỏng rất lạnh. Dưới đây là một vài nguyên nhân cụ thể:
- Mặc quần áo chưa phù hợp trong thời tiết gió lạnh, ẩm ướt
- Ở trong thời tiết lạnh, gió mạnh quá lâu, đặc biệt khi nhiệt độ không khí giảm xuống dưới -150 độ C nguy cơ bỏng lạnh là rất lớn.
- Tiếp xúc các nguyên liệu, vật liệu lạnh như nước đá, kim loại lạnh,…
-
2
Các cấp độ bỏng lạnh
Tương tự loại bỏng khác, bỏng lạnh cũng được chia thành các cấp độ nặng nhẹ khác nhau:
– Cấp độ 1: Là cấp nhẹ nhất, người bị bỏng sẽ có triệu chứng ngứa, đau, vùng da tổn thương chuyển sang màu đỏ hoặc màu vàng, đồng thời mất cảm giác tạm thời. Do đây là cấp độ nhẹ nhất nên hầu như chưa có nguy hiểm cho người bỏng và độ phục hồi rất nhanh nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách.
– Cấp độ 2: Vùng bị tổn thương sẽ bị đông cứng, các mô sâu vẫn còn mềm do chỉ bị tổn thương các lớp da ngoài. Với mức độ này, vùng bị thương có thể xuất hiện bọng nước, da đổi màu thành đen và cứng hơn, bệnh nhân mất đi cảm giác nóng lạnh vùng bị bỏng. Ở cấp độ 2, bệnh nhận có thể mất 1 tháng để chữa trị.
– Cấp độ 3, 4: Dễ thấy đây là cấp độ cao nhất, nguy hiểm nhất dễ đưa đến tình trạng hoại tử nhanh chóng. Khi bị bỏng ở cấp độ này, bệnh nhân sẽ bị tổn thương toàn bộ, các mô sâu, máu, gân, cơ và các tế bào thần kinh đều chết hoặc đông cứng. Da vùng bị thương chuyển sang màu đen, chứa đầy máu và tiến tới hoại tử. Thường với cấp độ này, bệnh nhân sẽ phải tháo cụt các chia hoặc cắt bỏ hoàn toàn phần vùng bị hoại tử.
-
3
Sơ cứu và cách chữa bỏng lạnh
Khi bị bỏng nói chung và bỏng lạnh nói riêng, việc đầu tiên bạn cần làm ngay là sơ cứu. Nếu được sơ cứu kịp thời, bạn dễ kiểm soát được tình trạng vết thương, đồng thời dễ điều trị vết thương về sau hơn.
Việc đầu tiên trong sơ cứu, đưa người bị bỏng nến nơi ấm áp thật nhanh, tránh thân nhiệt của bệnh nhân tiếp tục bị hạ thấp
- Nếu bị bỏng ở các chi, lập tức đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường lạnh rồi ủ ấm bằng quần áo, chăn mền cho chúng ấm lên.
- Nếu quần áo bị ướt, hãy cởi bỏ ngay lập tức để tránh nhiễm lạnh, làm cơ thể bị hạ nhiệt. Sau đó ủ ấm bằng chăn hoặc tăng nhiệt độ môi trường ở mức độ nhất định,..
- Bệnh nhân cần đưa đến nơi ấm áp nhằm tránh nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích, giúp cơ thể bệnh nhân tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể..
Sau đó, ngâm vùng bị thương trong nước ấm khoảng 40-42 độ C trong vòng 10-20 phút tuỳ theo mức độ bỏng. Lưu ý tuyệt đối không để người bị bỏng tiếp xúc với lửa hoặc lò sửoi, dễ dẫn đến tổn thương nặng hơn do bỏng kép, rất nguy hiểm cho nạn nhân.
Sau khi sơ cứu, lưu ý để bệnh nhân nằm yên một chỗ, có thể băng kín vết thương bằng bông gạc vô trùng để ngăn tổn thương thêm do các tinh thể lạnh di chuyển làm tổn hại các tế bào mô. Nếu bị bỏng ở các ngón tay, chân, người nhà nên dùng miếng đệm mỏng ngăn cách các ngón, không để chúng cọ sát với nhau làm tăng đau đớn cho người bị thương. Khi làm ấm vùng tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran như bị bỏng nóng, các khu vực bị thương tê buốt, chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Nếu bỏng nhẹ, người bệnh sẽ dần lấy lại được cảm giác sau khoảng thời gian nhất định.
Cuối cùng, bạn hãy nhớ thực hiện các bước sơ cứu và chữa giai đoạn đầu cho bệnh nhân, sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để tiếp nhận điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
-
4
Lời khuyên cho bạn khi điều trị bỏng lạnh
– Người ta vẫn thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, đảm bảo an toàn cho trẻ em và cảnh giác khi làm việc trong phòng lạnh thời gian dài là điều bạn cần làm đầu tiên.
– Uống nhiều dung dịch không chứa cồn và caffeine, đồng thời hạn chế tiếp xúc với cái lạnh là điều bạn có thể làm để tránh loại bỏng này.
– Nếu không may bị bỏng, cách chữa bỏng lạnh chính là hãy nhanh chóng tìm nơi trú ẩn và làm ấm ngay. Ngâm vùng da bị thương trong nước ấm 40 độ C, tuyệt đối không dùng nước nóng.
– Nếu có thể, khi làm ấm toàn bộ cơ thể, hãy uống nhiều nước, đồng thời giơ cao vùng da bị bỏng khi đã làm ấm.
– Nếu bị phồng rộp ở vết thương, tuyệt đối không được dùng kim nhọn hay đồ vật làm bể vết rộp. Hãy dùng băng gạc khô tuyệt trùng, băng kín vùng da bị thương.
Điều quan trọng nhất là mọi lời khuyên chỉ giúp bạn sơ cứu giai đoạn đầu, hãy lập tức tìm đến bác sĩ uy tín để chữa trị kịp thời nhé!
Bạn thấy đấy, bỏng lạnh cũng như các loại bỏng thông thường khác, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức bạn sẽ không cảm thấy khó khăn khi xử lí nếu chẳng may bị bỏng nữa. Bài viết trên đây không chỉ hướng dẫn bạn cách chữa bỏng lạnh hiệu quả, còn giúp bạn hiểu thêm rất nhiều về loại bỏng này, dù khá hiếm gặp nhưng không kém phần nguy hiểm phải không nào!
Đừng quên lưu lại và chia sẻ đến mọi người để cảnh giác về loại bỏng này cũng như cách chữa bỏng lạnh nhé!
> Cách trị phỏng bô xe không để lại sẹo cực hiệu quả