Cách để vượt qua cú sốc ly hôn

Dealing with a breakup

Hãy dịu dàng với chính mình khi tan vỡ, và đừng ngừng nhắc nhở bản thân rằng những ngày đen tối sẽ không kéo dài mãi, bạn sẽ vượt qua nhờ hiểu rõ “bước đi” của nó.

Chia tay là điều không dễ làm. Giống như mất một người thân, chia tay cũng trải qua giai đoạn đau buồn. Dưới đây là diễn biến của quá trình không dễ dàng đó và cách để vượt qua nó, theo Sheknows:

Dealing with a breakup
  • 1

    Giai đoạn 1: Sốc: “Điều gì vừa xảy ra vậy?”

    Sốc là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại sự đau đớn. Và khi mối quan hệ đầu tiên của bạn kết bạn, bạn có thể không muốn đương đầu với những gì diễn ra tiếp theo: Đó có thể là cảm giác quá đáng sợ, quá cô đơn, quá khó hiểu. Trạng thái hoài nghi này có thể kéo dài vài phút, vài tuần hay thậm chí hằng tháng và có khả năng kéo dài lâu hơn nếu cuộc chia tay là bất ngờ. Đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy khó thở, không thể ngủ khi sự tan vỡ ập đến.

    Điều nên và không nên làm:

    – Bạn nên: Tự “kê đơn” thuốc chữa lành vết thương lòng cho mình bằng những cách như thiền, đi bộ…

    – Không nên: Quá lăn tăn. Bạn sẽ vượt qua những cảm giác này.

  • 2

    Giai đoạn 2: Phủ nhận: “Điều này không đúng đâu”.

    Bạn phủ nhận thực tế và muốn lưu giữ những cảm xúc. Bạn không chấp nhận sự tan vỡ,  nghĩ rằng nó không thực sự xảy ra, và hy vọng lại đoàn tụ. Suốt giai đoạn này,  người ta hay gọi điện, gửi mail hay thậm chí dõi theo Facebook và bất cứ thứ gì để cảm thấy “bình thường” về mối quan hệ của mình.

    Điều nên và không nên làm:

    – Nên mở lòng với một người bạn đáng tin cậy để bắt đầu giải tỏa nỗi sợ hãi, xác định lại tư tưởng về những điều bất hợp lý.

    – Không nên cố bỏ qua trạng thái này. Giả vờ sự tan vỡ là không cần phải đối mặt sẽ dẫn đến sự tê liệt cảm xúc và khiến bạn càng rối.

  • 3

    Giai đoạn 3: Tự cô lập: “Tôi chỉ muốn mãi ngồi một mình”.

    Khi bạn thừa nhận sự tan vỡ, bạn lại mắc vào một vấn đề khác. Những “thước phim” về mối quan hệ vừa qua tua đi tua lại trong đầu bạn. Bạn sẽ cố gắng xác định lý do nó đổ vỡ và làm thế nào để cứu vãn. Suy nghĩ của bạn có thể rất phân tán và lộn xộn.

    Giai đoạn đau khổ này khiến bạn không còn tha thiết bất thứ thứ gì xung quanh. Bạn thậm chí không cập nhật status Facebook hay kiểm tra mail. Bạn tự thu mình lại và thậm chí không muốn ra khỏi nhà. Ngồi trong yên lặng, bóng tối… khiến bạn cảm thấy tốt hơn là đi ra ngoài và thừa nhận với cả thế giới rằng: mọi chuyện đã hết.

    Điều nên và không nên làm trong giai đoạn này:

    – Hãy tắm thường xuyên và tạo ra lý do để dối diện với những việc thường ngày như đi làm, các hoạt động xã hội…

    – Đừng tự gặm nhấm nỗi đau và chìm đắm trong những suy nghĩ thương hại bản thân như “Sẽ không ai yêu tôi nữa”.

    Cách để vượt qua cú sốc ly hôn - 1

  • 4

    Giai đoạn 4: Tức giận: “Tôi ghét anh vì đã làm tan vỡ trái tim tôi”.

    Trong giai đoạn này, trái tim của bạn đi từ buồn đau tới điên cuồng. Bạn có thể giận dữ với người cũ hoặc với chính bản thân mình, vì bất cứ điều gì liên quan đến sự tan vỡ. 

    Trong giai đoạn này, bạn có thể đốt đi những bức ảnh của người đó, vứt bỏ những đồ kỷ niệm giữa hai người, nói xấu anh ta với bạn bè mình hay tệ hơn nữa. Nếu bạn giận dữ với chính mình, bạn có thể tự sám hối, tự sỉ vả mình… Mong muốn sâu xa của những việc làm này là tìm nơi để đổ lỗi.

    Điều nên và không nên làm:

    – Để cảm thấy tốt hơn, hãy viết hay nói ra những giận dữ trong lòng bạn.

    – Không nên biến sự tức giận này thành những hành vi thiếu suy nghĩ.

  • 5

    Giai đoạn 5: Thương lượng: “Điều gì sẽ kéo anh ấy quay trở lại?”.

    Bạn tìm mọi cách để níu kéo người cũ trở lại, từ cầu nguyện đến thay đổi bản thân nếu chính bạn đã làm điều gì đó sai dẫn tới sự chia tay. Tuyệt vọng trong việc đàm phán với chính mình hay với người cũ, bạn có thể tìm đến những biện pháp cực đoan hay trở nên không còn là mình (như mềm mỏng hơn, bớt ghen tuông…) để sửa đổi, trong khi sự thật nó chỉ làm cho nỗi đau hiện tại càng lớn.

    Điều nên và không nên làm:

    – Nên tạo ra một danh sách những điều bạn tự yêu thích ở bản thân và những điều làm bạn hạnh phúc cũng như những thứ bạn muốn cho tương lai.

    – Đừng thêm vào ý “muốn người ấy quan trở lại” trong bảng danh sách trên.

  • 6

    Giai đoạn 6: Trần cảm “Tôi sẽ không bao giờ quên được anh ấy”

    Bạn nhận ra tầm quan trọng của sự mất mát và cảm thấy nó quá lớn. Bạn có thể kết thúc trong một giai đoạn đau buồn sâu sắc, thậm chí giống như cơn trầm cảm nhẹ. Trong thời điểm này, việc ra khỏi giường cũng khó khăn và bạn thậm chí cảm thấy thể xác cũng có những cơn đau do cảm giác bất lực, tuyệt vọng và sự đau khổ tạo ra.

    Điều nên và không nên làm:

    – Hãy ở bên những người tích cực và nơi thật nhiều ánh nắng mặt trời.

    – Đừng trở thành nạn nhân của những hành vi thiếu lành mạnh như ăn uống vô tội vạ hay say xỉn.

  • 7

    Giai đoạn 7: Chấp nhận: “Tôi hiểu lý do tan vỡ và tôi cảm thấy ổn thôi”.

    Giai đoạn chấp nhận khi mối quan hệ tan vỡ thực sự khó khăn. Cuối cùng bạn cũng có lại cảm giác chào đón cuộc sống và giải tỏa mọi cảm xúc. Bạn nhận ra rằng quá khứ sẽ đi qua và tương lai  luôn ở phía trước. Mặt trời lại tỏa nắng và bạn bắt đầu cảm thấy mình sống đúng với bản thân một lần nữa, sẵn sàng để tiến về phía trước.

    Điều nên và không nên làm:

    – Trân trọng những gì bạn học được qua cuộc chia tay của chính mình.

    – Đừng ngạc nhiên nếu có lúc nào đó bạn vẫn cảm thấy buồn. Điều đó là bình thường. Chỉ cần tiếp tục trên con đường tích cực bạn đã chọn.