Côn trùng hoặc một vật gì đó bị mắc kẹt trong tai là tình trạng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Các đồ vật, côn trùng nhỏ rất dễ bị lọt vào ống tai mà không thể lấy ra một cách dễ dàng vì đây là bộ phận khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Tình trạng này càng nguy hiểm hơn khi người lớn có thể nhận thức được có vật gì trong tai mình hay không, trong khi đó trẻ em thường chưa đủ lớn để nắm được điều này.
Côn trùng hoặc vật lạ bị đẩy vào tai rất nguy hiểm đối với con người, nhất là trẻ nhỏ
Theo Medicine Net, hầu hết các vật bị lọt vào tai trẻ em thường do trẻ tự nghịch ngợm. Trẻ em ở độ tuổi từ 9 tháng đến 8 tuổi thường rất hay tò mò, táy máy về mọi thứ. Các bé đang cố gắng học hỏi về cơ thể mình, về những vật, đối tượng thú vị trong môi trường sống. Do đó, các bé đôi khi vẫn tự nhét các loại hạt nhỏ, thức ăn hoặc giấy, bông gạc, đồ chơi nhỏ vào tai mình.
Côn trùng cũng có thể bay hoặc bò vào ống tai khi bé ngủ trên sàn nhà hoặc ngoài trời. Tình trạng này rất đáng báo động vì chuyển động của côn trùng sẽ gây đau đớn rất lớn cho tai của trẻ.
Theo Mayo Clinic, khi bị côn trùng bò vào tai, bạn có thể dùng dầu khoáng, dầu oliu hoặc dầu em bé cho vào bên trong tai vì các loại dầu này sẽ làm côn trùng dễ bị nổi lên. Cần lưu ý rằng, các loại dầu khi dùng nên có độ ấm áp vừa phải, không quá nóng và chỉ nên được sử dụng để đẩy côn trùng ra khỏi tai. Bạn cũng tuyệt đối không nên dùng các loại dầu này trong trường hợp ống tay đang có các vấn đề như đau, chảy máu, có mủ, thủng màng nhĩ…
Rượu cũng có thể được dùng để loại bỏ côn trùng ra khỏi tai. Theo Hub Pages, bạn có dùng một miếng bông thấm rượu rồi đưa vào tai cho những giọt rượu chảy ra. Mùi của rượu sẽ khiến côn trùng phải bò ra ngoài và rượu cũng có tác dụng khử trùng tai.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một chiếc ống tiêm sạch để đưa chút nước ấm vào trong tai. Các côn trùng cố thủ trong đó sẽ tự giác đi ra.
Trong trường hợp các vật nhỏ lọt vào tai, các chuyên gia cho rằng, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng các công cụ như tăm bông, que tăm hay nhíp hoặc các vật dụng tương tự để lấy chúng ra khỏi tai. Nguyên nhân bởi bạn có thể càng khiến các đồ vật bị đẩy vào sâu hơn trong ống tai, gây tổn thương tai giữa và màng nhĩ. Ngoài ra, cấu trúc bên trong tai khá mỏng manh nên rất dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến rối loạn thính lực.
Trong trường hợp bạn không thể tự lấy côn trùng hay vật lạ ra khỏi tai của trẻ, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được các bác sĩ điều trị hợp lý.
Hải Đăng – (Dịch theo HD)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.