Ngộ độc thức ăn dù nhẹ hay nặng cũng đều cần có những sơ cứu ban đầu để đưa thức ăn bị ngộ độc ra khỏi dạ dày trước khi đưa đến bệnh viện nhằm giảm bớt mức độ nguy hiểm cho người bị ngộ độc… Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu ngộ đôc thức ăn để có thể áp dụng khi cần.
-
1
Ngộ độc nấm
Trong thiên nhiên có nhiều loại nấm độc gây chết người. Nấm độc thường có một số đặc tính riêng: mũ nấm thường có màu sắc sặc sỡ, thân giòn, dễ gẫy. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó phân biệt, vì vậy tuyệt đối không nên ăn các loại nấm lạ. Khi bị ngộ độc nấm, cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng, cho uống nước muối, mùn thớt… làm cho nấm độc ra khỏi dạ dày rồi đưa ngay đến bệnh viện. Trong lúc chờ đưa tới bệnh viện, tạm thời có thể sử dụng một số bài thuốc Nam sau:
-
Cần mua nấm rõ nguồn gốc tránh bị ngộ độc thực phẩm
-
– Ngọn Khoai lang non khoảng 50 ngọn, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho uống.
– Cành lá Kinh ngân non rửa sạch bằng nước sôi để nguội, nhai và nuốt dần.
– Đậu xanh 40g, Cam thảo 10g, sắc nước uống liên tục từng bát lớn.
– Rau Muống tươi khoảng một kg, giã nát vắt lấy nước, uống một lượng lớn sẽ có tác dụng giải độc nhất định.
– Đối với trường hợp thần kinh rối loạn, cuồng táo tác dụng tương đối tốt; đối với trường hợp đã bị hôn mê thì tác dụng kém hơn. Nếu sắc Cam thảo (120g), Kim ngân hoa (30g) chắt lấy nước, hòa với nước cốt rau Muống mà uống thì tác dụng mạnh hơn. Bài thuốc này còn có thể dùng giải độc khi ăn phải lá ngón, trúng độc thuỷ ngân.
-
2
Ngộ độc sắn
Khi ăn sắn nếu thấy có triệu chứng ngộ độc, cần giải quyết ngay tại chỗ. Vì nếu bệnh viện ở xa, không kịp đưa đến, sau 1 – 2 giờ không được cấp cứu bệnh nhân có thể chết, nhất là trẻ nhỏ ngộ độc nặng. Trước hết cần gây nôn bằng cách ngoáy họng, uống nước muối, mùn thớt … sau đó có thể áp dụng biện pháp sau:
– Pha nước đường cho bệnh nhân uống, cũng có thể cho uống nước mía, nước mật, ăn kẹo… sau đó lấy Đậu xanh (50 – 70g, cả vỏ) giã nát, vò với một bát nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước, chia uống hai lần trong ngày.
– Rau Muống giã nát, vắt lấy bát nước lớn cho uống. Cũng có thể sắc nước rễ Cỏ tranh hoặc râu Ngô, dùng rau Má rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Uống nhiều lần có thể giải độc và khỏi say.
Muốn phòng ngộ độc sắn, khi luộc phải bóc vỏ, ngâm nước một đêm, luộc nhiều nước, luộc kỹ và mở vung. Sắn nướng, sắn đồ dễ gây ngộ độc, do đó phải bóc vỏ, ngâm kỹ trước khi đồ hoặc nướng. Kinh nghiệm cho thấy, sắn trồng gần gốc xoan, đất mới trồng xoan hoặc trồng chuối dễ gây ngộ độc. Cũng theo kinh nghiệm dân gian, sắn ngâm kỹ, luộc cùng khoai thì không bị độc.
-
3
Ngộ độc dứa
Sau khi ăn dứa khoảng 15 – 30 phút, nếu thấy người nôn nao, chảy nước miếng, buồn nôn rồi nôn mửa, bụng đau dữ dội, sau đó tiêu chảy, mẩn đỏ khắp người, ngứa, càng gãi càng nổi mẩn nhiều, đó là triệu chứng bị ngộ độc. Nếu ngộ độc nặng, người có thể tím tái, khó thở, mạch nhanh, tụt huyết áp, thậm chí hôn mê rồi tử vong.
Nguyên tắc chung vẫn là gây nôn để đưa chất độc ra ngoài cơ thể. Trong lúc chờ đưa đến bệnh viện, có thể xử lý bằng cách: Đặt người bệnh nằm nơi kín gió, lấy vó cũ hoặc giẻ rách hơ lửa thật nóng rồi chà xát vào chỗ mẩn ngứa. Đồng thời lấy khoảng 100g vỏ dứa vừa ăn sắc với hai bát nước còn một bát rồi cho uống.
Để đề phòng bị ngộ độc khi ăn cần gọt kỹ, bỏ hết mắt, sau khi gọt cần sát muối hoặc ăn khi ăn chấm muối ớt có tác dụng hạn chế chất độc. Không nên ăn nhiều quá, nhất là lúc đói, đặc biệt không nên ăn quả đã bị thối