Cách giữ đôi chân khỏe trong mùa hè nóng nực

cach-giu-doi-chan-khoe-trong-mua-he-nong-nuc-1

1. Ăn quá no hay quá đói đều ảnh hưởng đến chân

Vào mùa hè, chúng ta cần tránh ăn quá no hay quá ít vì khi đang ăn , chân sẽ đẩy nhanh sự lưu thông máu, gây hiện tượng khó chịu. Đặc biệt trong vòng nửa tiếng sau khi ăn không nên tắm ngay vì lúc đó sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu của dạ dày.

2. Ngâm chân nước nóng quá lâu có thể bị ngất

cach-giu-doi-chan-khoe-trong-mua-he-nong-nuc-1
Người bị bệnh tim, suy tim, huyết áp cao, chóng mặt thường không thích hợp cho việc ngâm chân vào nước nóng hoặc tắm suối nước nóng. Bởi vì ngâm chân trong nước nóng lâu có thể khiến các mạch máu mở rộng, cùng với thời tiết nóng khiến não bị thiếu máu, giảm oxy đồng thời gây đau tim, cao huyết áp thậm chí là ngất ngay tại chỗ.

3. Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý nhiệt độ nước

Bệnh nhân tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến các mức nhiệt độ, bởi vì những bệnh nhân này các dây thần kinh ngoại vi bình thường không thể cảm nhận được nhiệt độ bên ngoài, ngay cả khi nhiệt độ nước cao, họ cũng không thể cảm nhận dễ dàng gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Bệnh nhân bị nhiễm trùng chân phải cẩn thận

Những bệnh nhân bị viêm da, dị ứng hay có vết thương trên chân đều không nên để chân tiếp xúc với nước nóng vì sẽ có khả năng bị nhiễm trùng cao. Đồng thời luôn để chân thoáng mát, không để tích mồ hôi và bụi bẩn nếu không vết thương sẽ càng thêm nặng.

5. Không nên đi đến những hồ bơi tập thể

Việc di chuyển trong những hồ bơi đông đúc người sẽ dễ lây bệnh, dị ứng, đặc biệt vùng chân tiếp xúc lâu trong nước hồ sẽ khiến da bị bong tróc, nhiễm khuẩn. Đặc biệt không tắm ở sông hồ, những nơi mà nguồn nước không đảm bảo sẽ gây hại cho da. Tốt nhất là sử dụng bể bơi gia đình hoặc những hồ bơi ít người.
Trang Airi/ Dịch từ SN
(Theo Congluan.vn)
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.