Bạn có thể không cùng chung sống với “người ấy” nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ đoạn tuyệt luôn quan hệ với các con bạn. Những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn luôn là người cha hoàn hảo trong mắt con trẻ ngay cả khi bạn và mẹ bọn trẻ không cùng “đi chung một con đường”.
-
1
Không bỏ nhà đi trước khi chính thức ly hôn
Để có được trong tay quyết định ly hôn chính thức của tòa án, bạn và người xưa cần có một quãng thời gian chờ đợi nhất định để giải quyết từng thủ tục, tuân theo từng giai đoạn theo đúng quy định của pháp luật.
Trong khoảng thời gian này bạn không nên tự ý rời khỏi căn nhà bạn đang chung sống cùng con mình, ngược lại hãy xem như đây là quãng thời gian bạn cần phải bù đắp cho con trẻ trước những tổn thương sắp tới mà con phải chịu đựng khi bé phải chấp nhận lựa chọn bạn hoặc mẹ chúng.
Thay vì rời xa con trẻ vào thời điểm này, bạn hãy gần gũi quan tâm hơn đến con, động viên và giải thích cho con hiểu những gì đang xảy ra và sẽ xảy ra.
Thật sai lầm nếu bạn vì lý do không thể hòa hợp với mẹ bọn trẻ nên bạn sẽ giận dữ và bỏ đi, không quan tâm đến chính con đẻ của mình. Nếu làm thế, bạn đã vô tình trở thành người cha thiếu tránh nghiệm và chắc chắn hình ảnh của bạn sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong mắt con trẻ mà thôi.
-
2
Đừng nói xấu mẹ bọn trẻ
Chỉ trích, phê phán, nói xấu mẹ trước mặt con không phải là giải pháp hay để tìm kiếm “đồng minh’” trong gia đình đứng về phía bạn. Điều này chỉ biến bạn thành người ích kỷ và nhỏ nhặt trong mắt con trẻ mà thôi.
Thay vào đó, bạn hãy “chôn vùi” quá khứ cũng như những kỷ niệm không hay về mẹ bọn trẻ cũng như trong mối quan hệ của hai bạn. Hãy xác định đó là chuyện riêng của hai bạn, đừng nên để cho “nhân vật thứ 3” tham gia vào cuộc “chiến tranh” này.
Hãy giúp con định hướng và khắc sâu những hình ảnh tốt đẹp về mẹ chúng, đó cũng là một cách để cho con hình thành nhân cách sau này.
Tuyệt đối không xem con như một “món hàng” để trao đổi với vợ
-
3
Trút giận vào con – sai lầm cấm kỵ
Trên thực tế có không ít những người đàn ông hành xử thô bạo với chính con đẻ của mình chỉ vì nỗi bực tức, thù oán không thể giải tỏa với vợ cũ của mình. Hành động này có thể giúp bạn hả giận trong giây lát nhưng nó lại là những vết hằn tâm lý khó có thể xóa nhòa trong suy nghĩ của con trẻ.
Vì thế, dù trong bất cứ trường hợp nào ngay cả khi mẹ bọn trẻ là người có lỗi trong chuyện tình cảm giữa hai bạn thì cũng đừng bao giờ hành xử theo kiểu thiếu suy nghĩ và mất hết lý trí này vì nó sẽ nới rộng khoảng cách cha con của bạn và thậm chí bạn sẽ phải ân hận mãi về sau.
-
4
Không nên ép buộc con
Hãy thể hiện sự tôn trọng con trẻ bằng cách tôn trọng những quyết định và suy nghĩ của con cái. Mọi hình thức bắt buộc, đe dọa chỉ khiến con trẻ càng thêm sợ và đánh mất đi tình cảm giữa bạn và con mà thôi.
Gần gũi, nhẹ nhàng, có những hành động âu yếm, yêu thương sẽ là cách đơn giản nhất để bạn có thể “ghi điểm” trong mắt con ngay cả khi bạn và con không thể cùng chung sống dưới một mái nhà.
-
5
Không xem con như một “món hàng”
Nhiều người đàn ông vì một lý do nào đó không chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ đã dùng đến cách bắt con hoặc trao đổi vì con. Đây quả là hạ sách khiến cho cuộc hôn nhân của hai bạn càng không thể cứu vãn. Hơn thế nữa nó còn gây nên những ấn tượng vô cùng xấu với con trẻ.
Con cái là “món quà” quý giá mà tạo hóa đã bạn tặng cho bạn và vợ cũ, ngay cả khi gia đình tan vỡ thì “giá trị” của con cái cũng không thể thay đổi. Chính vì thế, nếu bạn tìm cách quy đổi con cái để dành được một điều gì đó với người vợ cũ thì quả là đáng trách.
Sai lầm này đồng nghĩa với việc bạn đang hạ thấp chính mình, bạn không những sẽ mất vợ mà con mất luôn tình cảm của những đứa con thân yêu.