Cách nhận biết giò, chả sạch và giò, chả có hàn the ngày Tết

0
118
Ảnh: internet

Khi xắt ra sẽ có màu trắng ngà hơi ngả màu hồng nhạt của thịt. Nếu dùng giấy nghệ ấn vào mặt giò sẽ thấy sau một phút, giấy nghệ không chuyển màu tức là giò aan toàn. Còn nếu sau một phút, giấy chuyển từ vàng sang đỏ tức giò có hàn the chắc chắn.

Giò lụa ngon, nguyên chất khi cắt bằng dao sẽ có cảm giác hơi ướt. Bề mặt khoanh giò có nhiều lỗ rỗ, lý do là do không khí được bọc trong thịt xay (giã) để làm giò, khi luộc giò, lớp khí ấy sẽ thoát ra ngoài tạo thành các lỗ nhỏ. Nếu không có mấy lỗ nhỏ này, chứng tỏ giò đã bị pha trộn.

Giò ngon có vị thơm của thịt. vị ngọt, hơi giòn.

+Chả chiên, chả quế ngon: Cách phân biệt cũng tương tự như với giò lụa.

+Giò lụa (có nơi gọi chả lụa) có hàn the: Đảm bảo nhất là bạn dùng giấy nghệ khi đi chợ để phát hiện nhanh hàn the. Vì hàn theo có tính kiềm, khi tác dụng với giấy nghệ sẽ làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.

Cách làm giấy nghệ cũng rất đơn giản như sau: Giã nhỏ nghệ vàng, ngâm trong cồn từ 3-4 tiếng đồng hồ. Sau đó gạn qua vải, lấy dung dịch nước nghệ.

Sau đó, bạn ngâm giấy (giấy in, giấy trắng) trong dung dịch nước nghệ khoảng 1 giờ. Sau đó vớt giấy ra, để ráo, se mặt rồi tiếp tục ngâm trong dung dịch nghệ này thêm 2 giờ nữa, vớt ra, phơi khô, cắt nhỏ từng miếng chừng ngón tay út để làm “bảo bối” mỗi lần đi chợ mua giò, chả.

Giò, chả không ngon, bị pha, bị trộn

Về cảm quan, giò, chả đã bị pha bột hoặc được làm từ thịt không tươi ngon, khi xắt miếng giò, chả ra sẽ thấy mặt giò, chả mịn, không có lỗ.

Mùi: Giò, chả ngon phải có mùi thơm của thịt. Còn nếu đưa lên mũi người, khoanh giò, chả có mùi thơm sực nức tức là đã bị tẩm phụ gia hương thịt.

Nếu ăn nhiều giò, chả có hàn the sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Hình minh họa.

Khi ăn, giò ngon sẽ hơi giòn, thơm ngọt. Còn nếu giò có hàn the và pha phụ gia, miếng giò, chả sẽ giòn sần sật bất thường hoặc bị bở, hoặc khô rắn.

Bởi vậy, khi đi mua giò, chả, bạn nên lựa chọn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà trong những ngày Tết.

Cần biết

Hàn the có gốc hóa học là natritetraborat, dạng tinh thể, không màu, vị chua hơi đắng. Nếu chúng được đưa vào cơ thể ở mức độ thấp, khoảng 3-5 mg/ngày, sẽ gây ra triệu chứng khó chịu toàn thân, chán ăn.

Nếu hàn the vào cơ thể ở mức trên 5mg/ngày, sẽ gây chứng chậm lớn ở trẻ em. Tổn thương gan, teo tinh hoàn, giảm cân không rõ lý do. Vì lý do này, tổ chưc Y tế Thế giới (WHO) và Nông lương thế giới (FAO) đã lên án gay gắt việc dùng hàn the trong chế biến thực phẩm.

Nguồn: Theo Pháp Luật

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.