Trong xã hội hiện đại, số người mắc bệnh tiểu ngày càng tăng đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2 và bạn cũng không nằm ngoài nguy cơ đó. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu mắc tiểu đường? Dưới đây là 7 dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bạn có thể đang mắc bệnh tiểu đường loại 2:
-
1
Bạn đang thừa cân
Thừa từ 5kg -10kg so với cân nặng chuẩn cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Và nếu con của bạn cũng đang bị thừa cân thì cần kiểm tra bác sĩ ngay vì nguy cơ này ở trẻ em còn tăng nhanh hơn. Theo các chuyên gia đinh dưỡng, những người béo nếu giảm được 5-7% cân nặng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể. Lời khuyên của các bác sĩ là nếu bạn đang thừa cân, hãy thường xuyên có các xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu để biết cách điều chỉnh, tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
-
2
Bạn thường xuyên đi tiểu
Thường xuyên đi tiểu, khát nước nhiều và uống nhiều nước hơn bình thường có thể là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh tiểu đường loại 2. Triệu chứng này có nguyên nhân do cơ thể bạn không thể tạo ra đủ insulin – một hormone mang glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
-
3
Tầm nhìn giảm
Lượng đường trong máu cao có thểlà nguyên nhân khiến tầm nhìn của bạn giảm. Đây là một trong những triệu chứng rất dễ nhận thấy ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.
-
4
Cân nặng giảm đột ngột
Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1 nhưng đôi khi nó cũng xảy ra với những người mắc tiểu đường loại 2. Khi cơ thể không thể hấp thu được lượng đường từ thức ăn, chất béo trong bạn bắt đầu phá vỡ và làm bạn giảm cân rõ rệt. Khi thấy xuất hiện hiện tượng này, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
-
5
Xuất hiện những vòng đen quanh cổ
Khi cơ thể bạn bắt đầu bơm ra quá nhiều insulin (phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường cấp 2), thụ thể trong các nếp nhăn ở da phản ứng với chúng làm cho sắc tố da xấu đi, tạo ra những vệt đen trên cổ.
-
6
Bạn bị nhiễm nấm thường xuyên
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh nhân tiểu đường loại 1 và loại 2. Biểu hiện của bệnh là ngứa và rát vùng âm đạo, dịch nhầy nơi âm đạo cũng xuất hiện nhiều hơn. Ở trẻ nhỏ thì hiện tượng này thường biểu hiện là hăm tã, phát ban; bé trai là viêm niệu đạo hoặc nhiễm trùng nấm men niệu đạo.
-
7
Tuổi trên 45
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên theo tuổi tác do đó, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo những người trên 45 tuổi nên thường xuyên có cuộc kiểm tra lượng đường trong máu để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.
-
8
Bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) type 1 còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hay bệnh đái tháo đường tự miễn, có nghĩa là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Nói cụ thể hơn, tuyến tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.
-
9
Bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường loại 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.