Mùa xuân thời tiết thất thường, là lúc vạn vật sinh sôi và mầm bệnh cũng phát triển. Đây là khoảng thời gian dễ mắc bệnh nhất trong năm của con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa đủ sức đề kháng.
Do đó, các mẹ cần phải tìm hiểu những nguy cơ dễ gây bệnh cho trẻ để tìm ra pháp phòng tránh tốt nhất.
Những bệnh về đường hô hấp thường gặp
Bệnh đường hô hấp phổ biến quanh năm, đặc biệt vào lúc giao mùa. Do con người đang quen với thời tiết lạnh giá của mùa đông nên khi bắt đầu sang xuân, trời ấm lên sẽ không thích nghi kịp thời.
Đặc biệt, mùa xuân là khởi đầu của một năm, vạn vật sinh trưởng nên vi khuẩn, vi rút cũng như các mầm bệnh cũng theo đó hoạt động mạnh mẽ, nhất là những ngày trời ẩm ương, khi lạnh khi nóng, phấn hoa tản mát trong không khí sẽ khiến trẻ đổ bệnh. Ngoài ra, mùa xuân người người nhà nhà ra đường, mật độ đông đúc, vi rút gây bệnh dễ dàng lây lan qua không khí vào cơ người theo đường hô hấp.
Có hai loại viêm đường hô hấp chính là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Trong đó, những bệnh dễ gặp gồm: cảm cúm, đau họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
Triệu chứng chủ yếu của cảm cúm bao gồm hắt hơi sổ mũi, ho khan, đau đầu và sốt cao. Nếu bị đau họng sẽ thấy họng khô rát và ho không đờm. Nếu yết hầu của trẻ sưng thành cục, nuốt thức ăn thấy đau thì trẻ đã mắc viêm amidan. Còn vừa ho vừa sưng, có thể sốt cao kéo dài là biểu hiện của viêm thanh quản.
Viêm đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản và phổi. Trong đó, viêm phế quản, viêm khí quản, viêm phổi là những bệnh thường gặp với triệu chứng ho nhiều, ho có đờm, hen suyễn và khó thở.
Cách phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ:
1. Mặc quần áo vừa đủ: Giữ ấm cơ thể, mặc quần áo vừa đủ là việc quan trọng nhất cần làm để tránh mắc bệnh được hô hấp. Không nên mặc quần áo quá chật, nhiều lớp mà phải thoải mái để trẻ dễ dàng vận động. Tùy theo sự thay đổi của thời tiết mà kịp thời thêm/bớt áo cho trẻ.
2. Chú ý vệ sinh thực phẩm: Cho trẻ ăn thức ăn tươi sạch, tránh đồ ăn thừa và ăn những món bán sẵn bên ngoài. Ngoài ra, phải rèn cho trẻ thói quen rửa tay, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn. Người lớn trước khi cho trẻ ăn cũng phải rửa tay sạch để tránh vi khuẩn gây bệnh lây sang trẻ.
3. Mở cửa sổ, lỗ thông gió mỗi khi về nhà, đồng thời thay giày dép và quần áo mới để đề phòng vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài vào. Luôn giữ nhà khô ráo thoáng mát.
4. Thường xuyên dẫn trẻ ra ngoài vận động để tăng cười sức đề kháng. Tuy nhiên, không nên dẫn trẻ tới nơi đông người như siêu thị, chợ hay rạp chiếu phim…
5. Ăn thức ăn bổ sung canxi: Trẻ sơ sinh mỗi ngày cần 300-400mg canxi, trong khi trẻ mẫu giáo cần từ 600-800mg. Một số loại thực phẩm chứa nhiều canxi như vừng, tảo biển, tôm khô, củ cải, thịt,… và các loại thực phẩm giàu canxi khác.
6. Ăn nhiều ngũ cốc: Ngũ cốc không chỉ bổ sung chất khoáng cho cơ thể như thiếc, kẽm, đồng, phốt pho, canxi mà còn tốt cho tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dễ dàng hơn. Một số loại ngũ cốc tiêu biểu gồm: ngô, gạo nếp, đỗ xanh…
7. Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin C cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch. Cam, quýt, táo, cà chua, củ cải… đều là những loại quả chứa nhiều vitamin.
8. Ăn ít đường, uống nhiều nước: Không nên cho trẻ ăn nhiều đường, chocolate, bánh ngọt. Hàm lượng muối axit photphoric cao có trong những loại thực phẩm này sẽ ngăn cản khả năng hấp thụ canxi của trẻ. Có thể thay thế bằng các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên như lạc, nho khô, nước mật ong. Đặc biệt nên uống nhiều nước trong mùa này để các lớp màng trong hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn.
Nếu tìm hiểu kịp thời và phòng tránh ngay từ đầu, những căn bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ sẽ không còn là nỗi lo của các mẹ mỗi dịp xuân về!
Bạch Ngân – Theo TT
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.