Đôi khi bạn có thể vô tình gặp một người qua đường hoặc chính bạn và người thân đang cần sự giúp đỡ y tế mà bệnh viện lại ở quá xa. Lúc này, sự am hiểu về cách sơ cứu ban đầu rất quan trọng và có thể cứu được cả mạng người. Dưới đây là một số tình huống cụ thể và cách đối phó với chúng trước khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện
Ngộ độc
Nếu bạn hoặc người thân bị nôn mửa, bạn cần nghĩ xem đã vừa ăn đồ gì độc hại hay không. Nếu để chất độc ngấm lâu vào cơ thể sẽ có thể gây tử vong. Do đó nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để rửa ruột.
Rắn cắn
Hãy dùng một mảnh dây ga-rô buộc gần khu vực bị rắn cắn để ngăn chặn sự lây lan của chất độc trong cơ thể. Sau đó, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Co giật
Đặt một miếng vải mềm vào bên trong miệng của bệnh nhân đang lên cơn co giật vì người này có thể tự cắn lưỡi của mình. Tuy nhiên, không nên để vật cứng vào miệng vì có thể gây gãy răng, gãy xương quai hàm, sứt mẻ răng và các chấn thương răng miệng khác. Đưa họ đến một nơi thoải mái. Đặt một cái gối dưới đầu và gọi xe cứu thương.
Axit hoặc hóa chất rơi vào mắt
Bạn ngay lập tức cần rửa mắt dưới vòi nước chảy liên tục trong 15 phút. Điều này sẽ loại bỏ các hóa chất này ra khỏi mắt cho đến khi được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Mắc vật gì đó trong họng
Trong trường hợp này, bạn không nên đặt ngón tay vào bên trong cổ họng vì có thể vô tình đẩy vật lạ rơi vào sâu hơn trong cổ họng. Bạn có thể đứng phía sau và ép bụng bệnh nhân 5 lần hoặc hơn.
Bị bỏng
Bạn nên tránh trực tiếp đặt những viên đá lên vết thương bỏng mà nên rửa dưới vòi nước lạnh để làm dịu vết bỏng.
Chữa bong gân
Tránh sử dụng nhiệt để chữa bong gân, căng và gãy xương vì sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sưng và làm chậm quá trình lành bệnh. Bạn có thể đặt đá lạnh lên trên bề mặt khu vực bị ảnh hưởng trong 15 phút. Đá lạnh sẽ làm giảm sưng ngay lập tức.
Thụy Du – (Dịch theo BS)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.