Thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Nhiều dịch bệnh thường bùng phát trong thời điểm này trong đó có dịch đau mắt.
-
1
Do đặc điểm chỉ có tác dụng tại chỗ, thuốc nhỏ mắt được dùng để phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh tại mắt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nhỏ mắt cần lưu ý:
– Nếu ngày nhỏ 2 lần thì nhỏ 1 lần buổi sáng và 1 lần buổi tối.
– Ngày nhỏ 3 lần thì nhỏ: sáng – chiều – tối.
– Ngày nhỏ 4 lần thì nhỏ: sáng – trưa – chiều – tối.
– Ngày nhỏ 5 lần thì nhỏ: sáng – trưa – chiều – tối. – khuya.
-
2
Không nhỏ 2 hoặc 3 loại thuốc cùng lúc: Hai loại thuốc phải nhỏ cách nhau tối thiểu 15 phút để tránh phản ứng thuốc với nhau và tránh lãng phí thuốc do bị trào ra ngoài.
-
3
Chỉ nên dùng trong vòng từ 15 đến 30 ngày tính từ ngày mở lọ thuốc ra dùng lần đầu tiên vì thuốc sau khi ra khỏi lọ thì sẽ có một ít không khí bị hút vào, đem theo các vi khuẩn, vi nấm có trong không khí vào lọ thuốc, gây nhiễm bẩn lọ thuốc.
-
4
Không cất trữ lọ thuốc dùng dở dang sau khi đã khỏi bệnh.
-
5
Lọ thuốc đã mở rất dễ bị nhiễm các tác nhân gây bệnh có trong không khí và sẽ là nguồn gây bệnh cho mắt. Khi sử dụng, tránh đụng chạm vào đầu lọ thuốc nhỏ mắt vì sẽ gây nhiễm bẩn lọ thuốc và lọ thuốc lúc này sẽ trở thành nguồn gây bệnh.
-
6
Sau khi dùng, đậy nút lọ thuốc càng nhanh càng tốt.
-
7
Khi đi khám bệnh, nên mang theo đơn thuốc cũ hoặc các chai thuốc đã dùng để bác sĩ tiện theo dõi việc sử dụng thuốc vì: bác sĩ sẽ tránh không cho bệnh nhân dùng lặp lại các thuốc không có tác dụng, tránh lãng phí. Người bệnh cũng không bị dùng quá liều, gây bệnh nguy hiểm cho mắt như cườm khô, cườm nước do steroides…
-
8
Khi thấy bệnh không giảm mà có vẻ nặng hơn, khó chịu hơn sau khi nhỏ thuốc (mờ mắt, đau nhức, chảy nước mắt, cộm) thì dừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, không chỉ dẫn cho người khác cách tự điều trị bệnh vì có thể sẽ gây ra biến chứng. Khi bị bệnh, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.