Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp mê li

1. Hoa đồng tiền  Loài hoa này tượng trưng cho hạnh phúc, nó mang ý nghĩa về vẻ đẹp và sự diệu kì. Không những thế nó còn thể hiện sự ngây thơ, tình yêu và lòng ca ngợi.  Hoa đồng tiền khá dễ trồng mà lại có thể trang trí cho ngôi nhà bạn với ý nghĩa hoan hỷ, sự vui vẻ trong gia đình.  Bài liên quan:  Chọn dàn hoa leo đẹp cho nhà phố  Top cây cảnh có độc chết người cần tránh  Vườn đứng: Giúp nhà đẹp lại lợi sức khỏe  6 bước trồng hoa Súng cực 'đỉnh'

Rễ là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dáng cây cảnh và thế Bonsai. Để có một chậu kiểng đẹp, bạn cần phải biết cách tạo cho nó một bộ rễ nổi đẹp mê li.

Không phải ngẫu nhiên mà các loại cây cảnh nói chung và cây Bonsai nói riêng có được một bộ rễ nổi đẹp hoàn hảo, tất cả đều phụ thuộc vào tay nghề khéo léo của người chơi cả đấy. Sau đây, hãy cùng ChaMeCuaCon học cách tạo rễ nổi cho cây cảnh nhé.

Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp mê li
Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp mê li
  • 1

    Chuẩn bị các thứ cần thiết

    Trước khi tạo rễ cho cây, bạn cần chuẩn bị một số cọc, ghim và dây lạc từ loại tre non. Trong đó, cọc có đường kính bằng chiếc đũa, chiều dài khoảng 10 – 20 cm và vót ngọn một đầu; ghim có đường kính bằng chân nhang, chiều dài khoảng 12 cm, vót nhọn hai đầu, đồng thời xoắn và gập đôi ở giữa.

    Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị thêm một vỏ dừa hoặc một ít cây lục bình.

  • 2

    Chọn thời điểm thực hiện

    Bạn nên tạo rễ cho cây vào thời điểm cuối đông, đầu xuân (khoảng tháng 11 âm lịch) vì lúc đó thời tiết đã ‘êm ả’ dần, nắng không gắt, mưa cũng ít nên rất thuận lợi để cây thích nghi với ‘cơ thể’ mới.

    Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp mê li 1
    Tạo rễ cho cây vào khoảng cuối đông, đầu xuân khi thời tiết dễ chịu
  • 3

    Các bước tạo rễ cho cây cảnh và cây Bonsai 2 -3 năm tuổi

    Để tạo dáng cho rễ cây, bạn cần phải bứng nó ra khỏi chậu trồng. Trong quá trình bứng, bạn phải thật cẩn thận, tránh làm tổn thương rễ, nhất là những chiếc rễ dài vì đó là lợi thế để tạo nên những bộ rễ thật ấn tượng. Sau khi bứng, bạn bóc sạch đất bám trên rễ, tiếp đến, dùng một tay nâng thân cây, một tay đỡ bộ rễ và đặt ngược ngọn cây quay xuống để rễ cây lớn bé, dài ngắn xuôi theo một chiều. Sau đó, bạn đặt cây trở lại chậu, đặt phía trên lớp đất trồng rồi dùng cọc và dây lạc đã chuẩn bị để giữ cây ở vị trí cố định.

    Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp mê li 2
    Bứng cây ra khỏi chậu

    Tiếp tục, bạn xối nước vào toàn bộ gốc và rễ cây cho đến khi bộ rễ ‘trần trụi’ hoàn toàn. Đợi đến khi nước rút hết thì bạn bắt đầu sắp xếp lại những chiếc rễ theo ý mình, cứ xếp được rễ nào thì bạn cố định nó luôn bằng cọc và ghim.

    Sau khi có được bộ rễ ưng ý, bạn rải đất bột khô vào chậu, xối nước một lần nữa cho đất bột ‘ẩn mình’ vào sâu bên trong các ngóc ngách. Tiếp đến, bạn cho thêm đất vào chậu sao cho vẫn lộ được một phần bộ rễ mới tạo và phủ lên trên mặt một lớp xơ dừa hoặc cây lục bình để giữ đất không bị trôi trong quá trình tưới tiêu.

  • 4

    Cách tạo rễ riêng cho những cây to và chậu lớn

    Với những cây lớn thì khi tạo rễ, bạn không cần phải bứng toàn bộ cây mà chỉ làm ở chỗ nào thấy thiếu rễ mà thôi. Cách làm như sau:

    – Tưới nhiều nước vào phần thiếu rễ để đất mềm ra.

    – Moi hết đất ở chỗ bị thiếu rể rồi dùng tay thò xuống thăm dò. Nếu bạn bắt gặp chiếc rễ nào có thể rút được thì rút nó dần lên để lấp vào chỗ trống.

    – Sau khi sắp xếp và banh sửa lại rễ xong, bạn tiến hành lấp đất đầy vào hố đã moi để giữ cố định những chiếc rễ mới.

    – Cuối cùng là dùng mảnh vỏ dừa đã chuẩn bị để úp kín bảo vệ an toàn cho phần rễ mới.

    Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp mê li 3
    Cách tạo rễ cho cây lớn trong chậu to

    Trong trường hợp bạn yếu tay và sợ làm đứt rễ trong quá trình lôi rút thì có thể thay thế bằng cách dùng cây phụ, vừa tạo được rễ cho cây, vừa tạo được u nần ở gốc. Cách làm như sau:

    – Bạn chọn cây phụ có thân tương ứng, bứng ra khỏi chậu rồi sửa sạch hết đất bám ở rễ và cắt tỉa bớt nhánh cho gọn.

    – Moi hết đất ở chỗ cây thiếu rễ rồi đặt cây phụ vào, dùng dây lạt buộc cố định hai thân cây lại với nhau. Sau đó, bạn tiến hành sắp xếp để có được bộ rễ ưng ý nhất.

    – Sau khoảng 3 tháng, khi cây phụ đã sinh trưởng bình thường thì bạn cần cắt bỏ phần trên của nó, chỉ để lại một đoạn thân vừa đủ để tiến hành quấn vòng cùng với gốc cây chính.

    – Cuối cùng, bạn dùng hai mảnh tre già có độ dài khoảng 3 – 4 cm, một mảnh đặt ở mối cây vừa cắt, một mảnh đặt ở đối diện và áp chặt lại bằng dây kim loại. Bạn cứ quấn dây thật chặt và để thật lâu cho đến khi cây thích nghi được với cơ thể mới.

Ngoài tạo rễ, bạn có thể tham khảo thêm về cách tạo rêu hay cách tạo gốc to cho cây… trên ChaMeCuaCon.com nữa nhé.

>> Làm sao để tạo rễ buông và rải vụ hoa cho lộc vừng