Cách xử lý khi bị dằm đâm

6 sự thật về thuốc tránh thai hàng ngày bạn nên biết

Trong sinh hoạt hàng ngày, do vô tình chẳng may các loại dằm gỗ, tre, nứa nhỏ,… cắm vào trong da nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến viêm nhiễm. Vì vậy, việc phát hiện và xử trí đúng là vô cùng quan trọng.

  • 1

    Khi bị dằm đâm cần làm gì?

    Đối với loại dằm gỗ, tre, nứa nhỏ,… cắm vào trong da nếu đầu của cái dằm nằm trên da (nhìn thấy) thì cần khi rửa nước sạch qua. Sau đó sử dụng một cái nhíp rửa vô khuẩn (có thể nhúng qua nước sôi hay cồn) gắp mảnh dằm theo hướng mà mảnh vỡ cắm vào da ở vị trí càng sâu càng tốt. Sau đó, rửa sạch toàn bộ vùng da bằng xà phòng và nước thật sạch.

    Cách xử lý khi bị dằm đâm

    Nên sử dụng bao tay khi bổ củi để tránh dằm đâm vào tay.

    Nếu thấy đầu của cái dằm hở trên da, nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy cái dằm, có nghĩa là cái dằm chỉ nằm ngay dưới da. Có thể dùng kim khâu hoặc kim băng (đã vô khuẩn) nhẹ nhàng khều nhẹ vào da (tránh chạm vào dằm sẽ đẩy sâu hơn) nhẹ nhàng tách phần da dọc theo cái dằm. Cẩn thận nâng đầu cái dằm lên bằng đầu kim và kéo ra bằng nhíp, rồi rửa kỹ vùng bị dằm đâm bằng xà phòng và nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

  • 2

    Cần đến cơ sở y tế khi

    Sau khi xử lý dằm loại nhỏ thấy vẫn còn đau nhức và nghi ngờ vẫn còn dưới da không lấy da được hoặc vùng da quanh chỗ dằm đâm vào trở nên tấy đỏ, sưng lên cần đến cơ sở y tế để được khám và xử trí đúng. Nếu là dằm của tre ngâm, gỗ ngâm… khi lấy ra được mặc dù không con đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván. Đối với các loại dằm là thủy tinh, kim loại, dằm lớn không thể nào lấy ra được… vì nếu chúng không được rút ra kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến viêm nhiễm về sau.