Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ.
Một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của ba mẹ, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước toàn diện để xử trí tốt nhất…
Ở từng trẻ sơ sinh, triệu chứng đau mắt có thể khác nhau. Dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, mí mắt bé như dính vào nhau (thể hiện rõ vào buổi sáng khi bé mới ngủ dậy). Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
Bốn nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Do trẻ sơ sinh bị nhiễm các loại vi khuẩn hoặc virus.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt có thể do bé phản ứng với thời tiết như khi trời lạnh.
Do bé mắc một số chứng bệnh khác có liên quan đến tình trạng đau mắt đỏ như chứng bệnh về tai, viêm họng, viêm xoang…
Dị ứng: Trường hợp này xuất hiện với các bé có cơ địa mẫn cảm. Một số yếu tố tăng nguy cơ dị ứng cho mắt bé là phấn hoa, cỏ dại, lông động vật, bụi bẩn, hóa chất
Cơ chế lây nhiễm
Nhiều người nhầm rằng, bệnh mắt đỏ lây qua thị giác (nên đeo kính đen hay che mắt). Thực ra, bệnh đau mắt đỏ lây khi tiếp xúc dịch nhờn từ mắt (rỉ mắt).
Bé có thể bị mắc chứng đau mắt đỏ nếu tiếp xúc, dùng chung đồ vật (nhất là khăn mặt) với người bị bệnh. Mùa hè, chứng đau mắt đỏ càng có nguy cơ lan rộng, khi bạn cho bé vui chơi ngoài bể bơi.
Chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Nhóm người mẹ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; Nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong quá trình sinh nở thì bé có thể mắc chứng đau mắt đỏ.
Để phòng tránh hiện tượng này, bác sĩ thường dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, vệ sinh mắt bé ngay sau khi chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp, thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây viêm màng kết cho bé.
Bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ trước khi có ý định mang thai nên khám và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa (nếu có) để tránh lây nhiễm cho bé.
Không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt với những nguời trong nhà
7 lời khuyên để ngăn ngừa chứng đau mắt đỏ cho bé
Để phòng ngừa chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn nên giữ cho tay bé sạch sẽ. Thống kê cho thấy, ngoài việc thích mút tay, nhiều bé còn thích cho tay lên dụi mắt. Khi bàn tay bé chứa đầy vi khuẩn, mắt của bé cũng bị lây nhiễm theo.
Bạn tuyệt đối không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, bông (hoặc giấy) vệ sinh mắt, thậm chí cả gối ngủ với người nhà.
Bạn nên rửa tay bằng nước ấm, xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi lần vệ sinh mắt cho bé.
Bạn nên vứt bỏ những miếng tăm bông sau mỗi lần vệ sinh mắt cho bé.
Với khăn mặt của bé, bạn nên giặt trong nước nóng, phơi nắng khô (hoặc là khô) để đảm bảo diệt khuẩn.
Nếu bé có tiền sử viêm màng kết do dị ứng, bạn nên thường xuyên lau dọn phòng bé để tránh bụi bẩn.
Nhiều trường hợp, chứng đau mắt đỏ ở bé bởi việc thăm khám phụ khoa ở người mẹ trong thời gian mang bầu. Nếu người mẹ được điều trị dứt điểm các chứng bệnh thuộc âm đạo, nguy cơ đau mắt đỏ của bé cũng được giảm thiểu.
Dấu hiệu nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
Nếu mắt bé ngày một đỏ hơn, sưng phồng kèm theo sốt, bạn càng nên đưa bé đi khám sớm.
Ngay khi phát hiện ra bé mắc chứng đau mắt đỏ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị thích hợp nhất. Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ có thể liên quan đến chứng viêm kết mạc, khiến mắt bé bị đau đồng thời gây cản trở thị lực cho bé.
Video: Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏCẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.