Bệnh cúm A H5N1 đang có xu hướng quay trở lại và đang xuất hiện ở Ninh Thuận. Cùng xem cảnh báo dấu hiệu và cách điều trị bệnh cúm A H5N1 khi có dịch
-
1
Bệnh cúm A H5N1 là gì?
Bệnh cúm A H5N1 là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và đặc biệt vô cùng nguy hiểm, có thể lây truyền .Do virus cúm type A, chủng H5N1 thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.
-
2
Triệu chứng khi bị mắc cúm A H5N1
Việc nhận biết triệu chứng mắc cúm H5N1 vô cùng quan trọng giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này. Biểu hiện của bệnh này giống với bệnh cúm thông thường và đi kèm với một số dấu hiệu nguy hiểm hơn.
Thời tiết thu, trời trở lạnh là dịp cao điểm để bệnh dễ bùng phát thành dịch. Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm gia cầm H5N1 thường bắt đầu trong vòng từ 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm trùng.
Thời tiết trở lạnh làm bệnh cúm A H5N1 dễ bùng phát trở lại
Cùng xem một vài triệu chứng cơ bản về căn bệnh cúm A H5N1 này:
– Sốt cao liên tục trên 39 độ C và cảm thấy bị đau đầu
– Đau mỏi các cơ và cảm giác đau tăng khi ho
– Xuất hiện ho, đau họng
– Đau nhức các cơ bắp
– Viêm màng kết
– Một vài bệnh nhân xuất hiện triệu chứng buồn nôn, khó thở
– Bệnh nhân có thể bị đau tức ngực, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh và dần bệnh nhân bị suy hô hấp dẫn đến suy đa phủ tạng có thể dẫn tới tử vong.
Do diễn biến của bệnh này rất nhanh nhanh và tính chất vô cùng nghiêm trọng. Bệnh này nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và dễ bị tử vong.
-
3
Con đường truyền bệnh cúm A H5N1
Con đường lây bệnh của cúm A H5N1 dễ dàng nhất đó chính là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và chất thải của gia cầm nhiễm. Đó có thể là khi chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ….hoặc gia cầm khoẻ nhưng mang virus A H5N1.
Do không thực hiện đúng các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiết canh cũng là một trong những sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm nhiễm bệnh chưa được nấu chín cũng là một mối nguy. Trứng, thịt và các chế phẩm khác cũng có nguy cơ bị mắc bệnh.
Không khí: những giọt nước, nước bọt từ hắt hơi, dịch nhày mũi…chứa các virus cúm lan truyền rất nhanh.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cúm A H5N1:
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm A H5N1:
– Người chăn nuôi gia cầm, người chế biến gia cầm, người sống trong phạm vi vùng dịch cúm
– Các đối tượng nhạy cảm và có sức đề kháng kém như trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi…
-
4
Cách điều trị bệnh cúm A H5N1
Để điều trị bệnh cúm A H5N1 cần có sự kết hợp bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do vậy cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị cách ly của các bác sĩ. Ngoài ra người bệnh thường có triệu chứng suy hô hấp nên cần có sự hỗ trợ về hô hấp như hút đờm, rung ngực, thở máy oxy….
Nguyên tắc của việc điều trị như sau:
– Khi phát hiện bệnh, người bệnh phải được cách ly và thông báo cho các cơ quan y tế dự phòng.
– Dùng thuốc kháng virus độc ập hoặc kết hợp với (oseltamivir, zanamivir) càng sớm càng tốt trong vòng 48 tiếng. Kể cả những trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có bị sốt
– Điều trị tại chỗ với những trường hợp nặng.
– Điều trị tại chỗ với những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ nếu tình trạng bệnh nặng.
Sử dụng thuốc người bị cúm A H5N1
Người bệnh sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh virus đơn độc hoặc kết hợp (Oseltamivir, Zanamivir). Phải dùng thuốc trong vòng 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng của cúm A H5N1.
Điều trị hạ sốt: khi bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1 có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thuốc paracetamol giúp người bệnh hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ khó chịu. . không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin.
Trường hợp xảy ra bội nhiễm vi khuẩn, căn cứ vào thể trạng và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê toa một lại kháng sinh phù hợp để điều trị.
Dinh dưỡng cho người bị bệnh cúm A H5N1
Với những người bị bệnh cúm A H5N1 cần có chế độ ăn đặc biệt để bệnh mau khỏi nhất. Cùng xem dinh dưỡng cho những người bị cúm A H5N1:
– Cần phải đảm bảo một chế độ ăn hợp lý, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng dành cho người bệnh. Người bị nhiễm cúm A H5N1 thường bị sốt, các chức năng phủ tạng bị suy yếu nên thực phẩm khuyên dùng là dạng lỏng như cháo, bột, sữa…để dễ tiêu hoá.
– Đối với người bệnh nhẹ và còn tỉnh táo có thể cho người bệnh ăn bằng đường miệng. Còn người bị bệnh nặng thì phải kết hợp đưa thực phẩm dinh dưỡng qua ống thông dạ dày và qua đường tĩnh mạch.
– Chăm sóc hô hấp:hãy giúp người bệnh ho, khạc; vỗ rung vùng ngực; hút đờm.
Cẩn thận với dịch cúm A H5N1
-
5
Cách phòng tránh dịch cúm A H5N1
Bệnh cúm A H5N1 ở người là một bệnh có diễn biến khó lường dễ dẫn tới các biến chứng như suy đa phủ tạng và tử vong. Do vậy “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” ,biết cách phòng tránh các nguy cơ gây bệnh chính là bảo vệ cho tính mạng cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Cùng xem cách phòng tránh dịch cúm A H5N1:
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng giúp bạn phòng tránh dịch cúm A H5N1. Bạn hãy ưu tiên cho các sản phẩm có nguồn gốc có xuất xứ rõ ràng, đặc biệt có dấu kiểm dịch của các cơ quan chức năng. Không nên sử dụng các loại thịt, trứng từ các loại gia cầm đã bị ốm, chết.
Ăn chín, uống sôi, đó chính là cách bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Do vậy nên nấu chín kỹ các món ăn từ gia cầm, và đặc biệt không nên ăn những món không đảm bảo vệ sinh như tiết canh, húp trứng gà sống…
Nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch
Khả năng miễn dịch chính là vệ sĩ vô hình giúp bảo vệ bạn trước các tác nhân gây hại của cuộc sống. Vì vậy bạn hãy tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng các cách sau:
– Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là bàn chân và các bộ phận đường hô hấp để tránh cảm cúm.
– Giữ gìn vệ sinh các nhân bằng cách thay, giặt quần áo, giày dép hàng ngày.
– Sử dụng các sản phẩm y tế có tính sát khuẩn như xà phòng để rửa tay thật kỹ với nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.
– Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và khi đi vào vùng dịch hay khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
Trang bị cho mình găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ khi phải giết mổ gia cầm. Tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc với gia cầm kể cả khi chúng chưa có biểu hiện nhiễm bệnh.
Nên có hai thớt dành riêng cho thái thịt sống và thái thịt chín. Trước khi chế biến phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, đeo găng tay, rửa dao thớt bằng nước sôi để tiệt trùng. Chỉ chọn những gia cầm còn khỏe để làm thực phẩm, nên tiêu hủy ngay và đảm bảo vệ sinh môi trường khi gia cầm có các dấu hiệu nhiễm cúm.
Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm cao vì sức đề kháng còn yếu, vì vậy không nên cho trẻ chơi đùa cạnh chuồng gia cầm và tiếp xúc với gia cầm.
-
6
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh cúm A H5N1
Bệnh cúm A H5N1 có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bạn nên biết như:
– Biến chứng phổi thường gặp là tắc nghẽn đường thở (ở trẻ em), viêm phổi do vi-rút cúm, nhiễm trùng thứ phát.
– Biến chứng ngoài phổi gồm viêm cơ, viêm cơ tim, viêm não, tổn thương gan và hệ thần kinh…
Qua những thông tin về bệnh cúm này hi vọng bạn sẽ biết cách phòng và điều trị căn bệnh nguy hiểm này một cách kịp thời và hợp lý nhất. Bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh, để một xã hội khỏe mạnh và không còn cúm A H5N1!
Bạn có thể tìm hiểu thêm về số bệnh hay mắc thời tiết giao mùa:
>> Cách tránh lây nhiễm đau mắt đỏ khi bùng nổ dịch
>> Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh quai bị hiệu quả
>> Làm sao để nhận biết, phòng tránh và điều trị sốt phát ban (Rubella)