Cảnh báo dịch bệnh toàn cầu từ hội chứng virus MERS

Cảnh báo dịch bệnh toàn cầu từ hội chứng virus MERS

Hiện nay số nạn nhân nhiễm virus gây hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông gọi là MERS không ngừng gia tăng và trở thành mối lo ngại trên toàn cầu.

  • 1

    Hội chứng viêm đường hô hấp cấp MERS

    Đây là một bệnh viêm đường hô hấp cấ do virus gây ra. Tác nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm coronavirus (CoV) được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Saudi Arabia và được gọi là virus Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV). M

    ERS ảnh hưởng tới hệ hô hấp (phổi và đường thở). Hầu hết bệnh nhân mắc phải MERS đã tiến triển thành bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở và có khoảng 30% trong đó là tử vong.

    Đến nay Audi Arabia đã có 499 trường hợp nhiễm bệnh và 126 trường hợp tử vong, chiếm khoảng 80% tổng số ca nhiễm MERS trên toàn cầu. Điều đáng lo ngại là những con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.

    WHO cho biết sự gia tăng của các trường hợp MERS trong những tuần qua là do xuất hiện nhiều vấn đề trong trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại một số bệnh viện ở Ả Rập Saudi.

    Sự gia tăng dịch bệnh mạnh mẽ ở Saudi Arabia kể từ đầu tháng tư đã một lần nữa làm dấy lên lo ngại rằng MERS bùng phát tương tự như SARS. Hơn nữa MERS còn lan rộng trong các bệnh viện. Khoảng 20% trong số 8.500 bệnh nhân SARS là nhân viên y tế, và những người từng đến bệnh viện. Bệnh này đang là nỗi ám ảnh của nhiều nước.

    Cảnh báo dịch bệnh toàn cầu từ hội chứng virus MERS

  • 2

    Triệu chứng và biến chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp

    Với những người được xác nhận nhiễm viêm đường hô hấp cấp MERS-CoV bị viêm đường hô hấp cấp nặng với các triệu chứng như:

    – Sốt

    – Ho

    – Khó thở

    Một vài bệnh nhân cũng có các triệu chứng ở đường tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn. Ở nhiều bệnh nhân MERS có các biến chứng kèm theo như viêm phổi và suy thận. Khoảng 30% trong số bệnh nhân MERS đã tử vong.

    Đa phần những bệnh nhân đã tử vong đều có một bệnh kèm theo. Một vài người mắc bệnh có những triệu chứng nhẹ (như các triệu chứng cảm lạnh) hoặc là không có triệu chứng nào tức là họ đã bình phục.

    Các bệnh nhân có các bệnh khác có khả năng nhiễm MERS cao hơn hoặc bệnh nặng hơn khi mắc phải. Các bệnh này bao gồm: đái tháo đường, ung thư; viêm phổi mãn tính, bệnh tim, và bệnh thận. Người có hệ miễn dịch kém có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hoặc mắc bệnh nặng hơn.

    Ngoài ra thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi một người tiếp xúc với virus cho đến khi bắt đầu có những triệu chứng) là khoảng từ 2 tới 14 ngày.

    Cảnh báo dịch bệnh toàn cầu từ hội chứng virus MERS

  • 3

    Đường lây truyền bệnh MERS

    Bệnh này có thể lây truyền từ người bệnh sang người khác qua việc tiếp xúc gần như chăm sóc và sống với những người bị nhiễm bệnh. Người bệnh lây truyền MERS-CoV sang người khác trong các cơ sở y tế như trong các bệnh viện.

    Trong thời gian gần đây hầu hết các trường hợp, bệnh nhân đã từng sinh sống tại Ả Rập hoặc đã đi du lịch tới khu vực này trước khi họ bị mắc bệnh. Một vài trường hợp bị nhiễm MERS-CoV sau khi có tiếp xúc gần với một người bệnh đã từng tới Ả Rập.

  • 4

    Cách điều trị

    Để điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp MERS, không khuyến cáo dùng kháng thể kháng virus để điều trị bệnh MERS. Bệnh nhân MERS có thể tìm kiếm các hỗ trợ chăm sóc y tế để làm giảm các triệu chứng. Trong trường hợp bệnh nặng, các điều trị hiện nay bao gồm chăm sóc y tế và hỗ trợ các chức năng thiết yếu.

  • 5

    Cách phòng bệnh

    Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh MERS. Mọi người có thể phòng bệnh đường hô hấp hằng ngày bằng cách:

    – Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong 20 giây và giúp trẻ nhỏ rửa tay theo cách như vậy. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng nước rửa tay có chứa cồn.

    – Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc sổ mũi, sau đó bỏ chúng vào thùng rác.

    – Tránh tiếp xúc với mắt, mũi và miệng khi tay chưa được rửa sạch.

    – Tránh tiếp xúc cá nhân như hôn hoặc uống chung cốc chén, đồ dùng ăn uống với người bị bệnh.

    – Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi và các tay nắm cửa

  • 6

    Cách ngăn chặn MERS-CoV vào Việt Nam

    Thời gian gần đây Việt Nam, hai quốc gia Đông Nam Á là Philippines và Malaysia cũng đã ghi nhận những trường hợp nhiễm Mers CoV. Đó là một trong những lý do khiến chúng ta trở thành nước có nguy cơ cao nhiễm loại virus này.

    Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm virus Corona. Tuy nhiên, virus này có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Ở Việt Nam có số lượng lớn người Việt Nam xuất khẩu lao động tại khu vực Trung Đông khi trở về có thể mang theo mầm bệnh.

    Trước tình hình lây lan gia tăng về số người mắc bệnh MERS-COV thứ trưởng bộ y tế quyết liệt công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, đặc biệt có nguy cơ cao như công dân, người lao động, hành khách du lịch, tiếp xúc, làm công việc nông trại liên quan đến lạc đà thuộc các quốc gia khu vực Trung Đông.

    Ngoài ra các cơ sở y tế sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có dịch; chuẩn bị sẵn các nguồn lực cho công tác phòng chống MERS – Cov nếu có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam.

    Cảnh báo dịch bệnh toàn cầu từ hội chứng virus MERS