Sử dụng kháng sinh thế nào cho hợp lý là cả một vấn đề. Dưới đây là vài nét về tác dụng và an toàn khi sử dụng thuốc kháng sinh.
-
1
Kháng sinh là gì?
Nhiều người có thói quen tự mua kháng sinh khi có bệnhKháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất nó có thể ức chế hoặc tiêu diệt được vi khuẩn hoặc vi nấm. Kháng sinh không phải là loại thuốc chữa “bách bệnh”, tức là không phải mắc bệnh gì cũng dùng kháng sinh để điều trị.
-
2
Kháng sinh được dùng trong trường hợp nào?
Kháng sinh được dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên, đặc biệt trong các bệnh nhiễm trùng gây thành dịch, điều trị dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật.Không bao giờ dùng kháng sinh để điều trị bệnh do virut gây ra (ví dụ bệnh sởi, bệnh cúm, bệnh AIDS, SARS, cúm H5N1, viêm gan do virut, viêm gan A, B, C, D, E…).Tuy vậy, trong một số bệnh truyền nhiễm do virut nhưng bị bội nhiễm thêm vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị (ví dụ bệnh cúm biến chứng viêm phế quản – phổi, thủy đậu bị bội nhiễm nhiễm trùng da…). Ngoài việc dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn, kháng sinh không dùng để chữa các bệnh khác ví dụ ho, dị ứng, đau cơ khớp…
-
3
Dùng kháng sinh thế nào cho hợp lý?
Như trên vừa trình bày là việc sử dụng kháng sinh chỉ dùng khi mắc bệnh nhiễm vi khuẩn. -
Tình trạng kháng thuốc ngày càng nghiêm trọng– Ban đầu nên dùng kháng sinh có phổ hẹp.– Phải dùng đủ liều lượng và đủ thời gian. Uống theo bác sĩ kê đơn– Cần phải dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế, cơ sở y tế nào có đủ điều kiện làm kháng sinh đồ thì nên dựa vào kết quả của kháng sinh đồ để tham khảo thêm trong việc lựa chọn kháng sinh thích hợp điều trị cho mỗi một bệnh nhiễm khuẩn khác nhau.
-
4
Dùng thuốc kháng sinh không đúng, hại như thế nào?
– Bệnh không khỏi và bệnh diễn biến nặng thêm gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Trong các vụ dịch sẽ làm cho mầm bệnh lây lan nhanh hơn. -
– Làm cho vi khuẩn dễ bị nhờn thuốc (kháng thuốc).
-
5
Có nên phối hợp thuốc kháng sinh không?
Không phải bất kỳ một bệnh nhiễm khuẩn nào cũng phối hợp thuốc kháng sinh mà chỉ phối hợp các thuốc kháng sinh trong một số trường hợp như: đa chấn thương trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động; viêm tủy xương nguyên phát hay thứ phát; kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn kháng lại nhiều thuốc kháng sinh (đa kháng thuốc) như vi khuẩn S.aureus, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, vi khuẩn lao…).Tuy vậy, khi phối hợp thuốc kháng sinh cũng cần lưu ý một số điểm sau: Phối hợp phải đúng, thuốc kháng sinh phải khác họ, không có sự tương tác bất lợi giữa các loại kháng sinh; khả năng tuân thủ y lệnh của người bệnh cao, số lần dùng thuốc trong ngày ít, khả năng chi trả thấp, đường đưa thuốc vào cơ thể thuận lợi nhất.