Phát hiện gene chỉ định tóc xoăn
Các nhà khoa học Australia phát hiện gene khiến tóc người xoăn hoặc thẳng. Phát hiện có thể mở đường cho sự ra đời của các loại thuốc làm thẳng tóc.
Protein ở người có thể giúp ngừa cúm A/H1N1
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một loại protein tự nhiên mới ở người có thể giúp phòng ngừa cúm A/H1N1 và những loại virus khác như virus Tây Sông Nile và sốt xuất huyết.
ADN của chuột túi có thể ngăn ung thư da ở...
Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Melbourne cho biết chuột túi (Kangaroo) có thể là "chìa khoá" cho việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư da nguy hiểm.
Cô đặc nước cốt chanh dây thành viên sủi
Bỏ một viên sủi chanh dây vào ly nước, sau vài phút đã có được ly chanh dây với hương vị, màu sắc, mùi vị... như nước chanh dây tươi.
Nhện giăng tơ khổng lồ
Một loài nhện mới và hiếm thả tơ mạng nhện hình cầu "khổng lồ" vừa được phát hiện ở châu Phi và Madagascar, theo BBC ngày 21-10.
Chế tạo cao su từ bồ công anh
Các nhà khoa học Đức đã tiến một bước gần hơn đến việc sản xuất cao su thiên nhiên quy mô lớn từ cây bồ công anh.
Kiến sẽ thống trị toàn thế giới?
Quần thể kiến Achentina đang tăng trưởng trên khắp thế giới với một tốc độ khủng khiếp.
Phun máu để không bị ăn thịt
Để trở thành món khó xơi đối với kẻ săn mồi, dế áo giáp có tuyệt chiêu phun máu ra ngoài và nôn thức ăn khỏi miệng mỗi khi bị tóm nhằm khiến kẻ thù phải ghê sợ.
Nhiều người tin cả thần linh và khoa học
Phần lớn người tham gia một cuộc khảo sát lớn thừa nhận họ tin thượng đế tồn tại, dù bản thân rất am hiểu thuyết tiến hóa của nhà khoa học vĩ đại Charles Darwin.
Cơ chế kháng nhiều loại thuốc của vi khuẩn
Trong một bài báo đăng tải trên tạp chí Khoa học (Science), nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Limoges, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), Viện nghiên cứu sức khoẻ và y tế quốc gia Pháp (Inserm) lần đầu tiên giải mã cơ chế phân tử mà nhờ đó vi khuẩn kháng lại nhiều loại kháng sinh, hay thậm chí cho phép vi khuẩn thích nghi với môi trường mới. Khám phá mới này nhấn mạnh những khó khăn mà các chiến lược bảo vệ sức khoẻ cộng đồng phải đối mặt khi tiếp cận với vấn đề kháng thuốc.
Ruồi cắn đứt đầu kiến lửa
Nhiều loài ruồi ở Nam Mỹ có chiến lược sinh sản độc đáo đến mức đáng sợ. Chúng đẻ trứng vào cơ thể kiến lửa để ấu trùng ăn não của vật chủ. Vào một ngày đẹp trời, đầu của kiến lìa khỏi cổ để ruồi bay ra.
Loài thực vật mới mang tên Obama
Một nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện giống địa y hoàn toàn mới và ông quyết định dùng họ của Tổng thống Mỹ là Obama để đặt tên cho loài thực vật lần đầu được biết đến này.
Vũ khí màu đỏ của hoa hồng
Các nhà tự nhiên học khẳng định hoa hồng, loài hoa biểu tượng của tình yêu, không chỉ sử dụng màu đỏ để thu hút sự chú ý của ong bướm mà đây còn là vũ khí lợi hại để xua đuổi kẻ thù.
Phát hiện loài sán dây dài cả fut (0,3m)
Các nhà nghiên cứu Canada mới đây đã phát hiện một nhóm sán dây – loại giun dẹp có thể dài tới trên 30 fut ký sinh trong hệ tiêu hóa của con người, cá và các loài động vật khác bằng cách hút chất dinh dưỡng của vật chủ.
Phát hiện gien điều chỉnh quá trình lão hóa não
Một nhóm nhà khoa học Canada và Mỹ ngày 17/1 thông báo họ đã phát hiện một gien quan trọng điều chỉnh quá trình lão hóa của não.
Vi khuẩn tự tiêu diệt bản thân để…sống sót
Giống như lính cứu hỏa chiến đấu với ngọn lửa, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Illinois và Đại học Massachusetts tại Amherst đã phát hiện cách lừa cơ chế tiến hóa của vi khuẩn vào việc tự “lập trình” cái chết của bản thân.
Người có thể cùng chung tổ tiên với chuột túi
Loài vật biểu tượng của Australia có rất nhiều điểm tương đồng với con người về mặt di truyền. Theo các nhà khoa học, chuột túi và chúng ta từng có có chung tổ tiên cách đây ít nhất 150 triệu năm.
Chia sẻ bản đồ gen của bạn với thế giới
Dự án Thông tin gen cá nhân đang tuyển mộ 100.000 người tình nguyện. Theo đó, một giáo sư ĐH Y khoa Havard vừa gửi lên mạng tiền sử bệnh án của gia đình và các bệnh tật (chứng ngủ rũ, say xe). Ông nói với thế giới rằng những bệnh trên có trong di truyền của mình.
Vi khuẩn tiêu diệt ong đực bằng cách xâm nhập vào...
Nhiều nhóm vi khuẩn được biết đến như “những kẻ diệt giống đực” – chúng chỉ tiêu diệt những phần tử đực trong của loài vật chủ. Một nhà khoa học thuộc Cornell đã lần đầu tiên mô tả làm cách nào một số loài vi khuẩn diệt giống đực có thể loại bỏ những con ong bắp cày đực.
Phát hiện loài kiến mới ở Amazon
Loài kiến mù sống dưới lòng đất do nhà sinh học tiến hóa Christian Rabeling (Đại học Texas, Austin) phát hiện tại rừng mưa Amazon là con cháu của những con kiến tiến hóa đầu tiên.
Đôi sừng to khiến cơ quan giao phối nhỏ
Theo hai nhà sinh vật học thuộc đại học Indiana Bloomington, các đặc điểm phô trương đôi khi kì quái làm tăng cơ hội tìm kiếm bạn tình của loài vật cũng có tác động đến quá trình phân tách sinh sản của quần thể cũng như quá trình tiến hóa hình thành loài mới.
Doping thời hiện đại
Vận động viên người Phần Lan - Eero Mäntyranta đoạt hết huy chương này đến huy chương khác tại các Thế vận hội từ 1960 đến 1972. Các nhà khoa học chỉ tìm ra dấu vết bí mật của thành công 20 năm sau đó.
Bào chế ra thuốc chữa trị ung thư từ nấm
Từ nấm và qua sử dụng công nghệ nano, các nhà khoa học Mỹ đã bào chế thành công một loại thuốc có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh ung thư.
Khuẩn salmonella quỷ quyệt hơn chúng ta tưởng
Khuẩn salmonella không chỉ đem lại ngạc nhiên cho những người yêu thích cà chua mà đồng thời cho cả các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn hình nón gây ra nỗi khổ sở cho hàng triệu người.
Tìm thấy vi khuẩn đường ruột có lợi trong trứng gà
Những người làm khoa học đều biết loài chim thu được vi khuẩn đường ruột có lợi cho sức khỏe từ môi trường của chúng, nhưng một nghiên cứu mới tại đại học Georgia phát hiện thấy gà con được sinh ra đã mang sẵn vi khuẩn có ích trong ruột.
Phát hiện những enzim thực vật quan trọng
Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Brookhaven - Bộ năng lượng Hoa Kỳ đã tìm thấy những enzim quan trọng tham gia vào quá trình biến đổi isoflavonoid - sản phẩm thực vật tự nhiên giúp thực vật không bị lây nhiễm nấm. Chúng có thể có lợi cho sức khỏe của con người.
Rau củ không gian
Bạn có thể “hết hồn” khi bắt gặp trái cà chua nặng 9,5 kg, bí rợ nặng 95 kg, cà tím nặng 6,3 kg, dưa leo dài 0,6 m hay ớt dài 23 cm...
Hệ sinh thái cổ đại rất giống hệ sinh thái ngày...
Đó là thế giới mà Anomalocaris khổng lồ chén thịt những con bọ ba thùy, góp mặt trong thế giới đó là những loài không còn tồn tại trên trái đất ngày nay. Nhưng theo các nhà nghiên cứu thực hiện công trình đầu tiên tái dựng lưới thức ăn chi tiết của thế giới cổ đại, hệ sinh thái của kỉ Cambri khá giống hiện đại.
Khả năng sửa chữa gen có thể đền bù cho sex
Chim và ong đều có hoạt động giao phối giữa con đực và con cái, nhưng những sinh vật bé nhỏ thuộc lớp bdelloid rotifer dường như lại hoàn toàn mãn nguyện với cuộc sống không sex của mình. Thậm chí chúng còn trải qua hàng triệu năm tiến hóa để hình thành nên 370 loài khác nhau.
Khám phá loại gien hình thành hình dáng trái cây
Loại gien mang tên SUN chỉ là gien thứ hai được phát hiện là đóng vai trò quan trọng tạo nên hình dáng dài của nhiều giống cà chua khác nhau, theo như Esther van der Knaap, nghiên cứu viên chính của công trình và là giảng viên về khoa học vụ mùa và hoa quả tại Trung tâm phát triển - nghiên cứu Nông nghiệp Đại học Ohio (OARDC) ở Wooster.
Thông đỏ được bảo vệ đặc biệt tại Lâm Đồng
Ngành lâm nghiệp Lâm Đồng bắt đầu rà soát, kiểm tra toàn bộ các khu vực có thông đỏ, trên cơ sở đó khoanh vùng, đưa cây thông đỏ vào diện thực vật bảo vệ đặc biệt.
Tác động của protein thành tế bào trong trái cây
Các nhà khoa học đại học California, Davis khi nghiên cứu cây cà chua đã phát hiện ra hai loại enzim thực vật có trong thành tế bào của cây đã kết hợp với nhau khiến cho cà chua chín dễ bị loài nấm gây bệnh tấn công hơn.
Đồng hồ sinh học dẫn đường cho bướm chúa
Các nhà khoa học đã khám phá ra cơ chế di truyền giải thích tại sao loài bướm chúa có thể bay từ Canada đến làm tổ trên những dãy núi Mexico vào mùa đông.
Khởi đầu một ngành khoa học
6g45 sáng 21-12, mọi người ở phòng thí nghiệm công nghệ sinh học phân tử (khoa sinh học, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) vỡ òa sung sướng khi dưới kính hiển vi huỳnh quang là ánh sáng xanh được phát ra từ cơ thể cá ngựa vằn (Danio rerio) mới nở!
Từng có một vụ nổ “Big Bang” các loài hoa
Từ những cây cúc dại quen thuộc đến những loài phong lan kỳ dị, các loài hoa vô cùng đa dạng với số lượng đông đảo. Nhưng kỳ thực, tất cả chúng đều bùng nổ trong một kỷ nguyên ngắn - một cú "Big Bang" tiến hoá - khoảng 130 triệu năm trước.