Bí ẩn cá sấu Mỹ dạo chơi xứ chuột túi
Các quan chức môi trường Australia đang điều tra làm thế nào một con cá sấu Mỹ vốn chỉ sống ở Bắc Mỹ lại được phát hiện lang thang quanh khu cắm trại ở bang New South Wales của xứ sở chuột túi cách đó nhiều ngàn km.
Autralia chào đón mèo 2 mặt đầu tiên
Một con mèo 2 mặt xinh xắn vừa chào đời tại bang Perth, Australia. Tuy có tới 2 cái mặt với đầy đủ mắt, mũi, miệng nhưng nó chỉ ăn được bằng một miệng do miệng còn lại bị hở hàm ếch.
Tác động vào phân gà để làm sạch nguồn nước
Hàng triệu con gà ở Mỹ sẽ thưởng thức loại thức ăn mới trong vài tuần tới. Loại thức ăn này không giúp chúng giảm cân, mà góp phần làm sạch các nguồn nước.
Dơi im lặng khi bay theo nhóm
Chúng ta vẫn biết rằng dơi tạo ra một chiếc vợt tinh quái giúp chúng định hướng trong không gian. Nhưng hóa ra chúng đã vỗ cánh trong môi trường khá tĩnh lặng khi bay theo đàn.
Phát hiện đôi chim song sinh dính liền nhau
Một đôi chim sẻ dính liền nhau đang gây xôn xao trong giới chuyên gia điểu học. Đây được coi là hiện tượng vô cùng hiếm, trong một triệu trường hợp chỉ có một.
Khi bị đe dọa ếch có thể biến ngón chân thành...
Các nhà sinh học thuộc đại học Harvard vừa mới phát hiện một số loài ếch châu Phi có mang vũ khí bí mật: khi bị đe dọa, những con ếch dùng những chiếc xương sắc nhọn trong ngón chân đâm xuyên qua lớp da của chúng để làm móng vuốt có khả năng làm kẻ thù bị thương.
Phát hiện con hươu một sừng hiếm có
Một chú hươu với chiếc sừng duy nhất mọc thẳng trên đỉnh đầu - không khác gì kỳ lân thần thoại - đã được tìm thấy trong một khu bảo tồn thiên nhiên ở Italy.
Động vật cũng bị trầm cảm
Các nhà khoa học tại Đại học Bristol, Anh, đã phát triển một phương pháp mới để đo tình trạng cảm xúc của động vật.
Chuột cảm nhận được ôxi bằng da
Các nhà sinh học thuộc Đại học California San Diego mới đây đã khám phá ra rằng da của chuột có thể cảm nhận được tỉ lệ ôxi thấp và điều hòa quá trình sản xuất erythropoietin (EPO) – hoocmon kích thích cơ thể chuột sản xuất tế bào hồng cầu giúp thích nghi với môi trường trên cao có tỉ lệ ôxi thấp.
Nhện sống treo ngược để tiết kiệm năng lượng
Một nhóm các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực từ Tây Ban Nha và Croatia đã tiến hành cuộc điều tra đời sống lập dị của rất nhiều loài nhện sống, ăn, sinh sản và “đi lại” trong tư thế treo ngược. Theo kết quả nghiên cứu của họ, một cơ chế bất thường hình thành hình dáng nhện để đem lại hiệu suất năng lượng cao, tương tự như những con lắc dao động.
Sự nổi bật là những dấu hiệu chống động vật ăn...
Theo một cuộc nghiên cứu trên tờ Behavioral Ecology, những dấu chấm tròn ở các loài vật như ở bướm chống lại các loài động vật ăn thịt rất hiệu quả vì chúng là những nét riêng nổi bật, chứ không phải chúng bắt trước hình thù con mắt của chính kẻ thù của động vật ăn thịt.
Cơ chế tiêu hóa kỳ lạ của loài cá sấu
Xuất hiện thường trực trên những kênh truyền hình cáp về tự nhiên, cá sấu được miêu tả là một trong những loài thú săn mồi đáng sợ nhất trên trái đất. Khi có cơ hội, cá sấu sẽ nhồi nhét và tiêu thụ một bữa ăn tương đương với 23% trọng lượng cơ thể. Điều này có thể được so sánh với một phụ nữ cân nặng gần 60kg ăn một lúc một chiếc hamburger nặng 14kg. Nhưng cá sấu sẽ làm gì với khối thực phẩm đó vì nếu chúng không tiêu hóa bữa ăn của mình nhanh chóng, rất có khả năng nó sẽ làm mồi cho loài khác hoặc tệ hơn là thiệt mạng.
10 bộ phận cơ thể vô dụng nhất
Cánh của các loài chim không bay, chân sau của cá voi, lông trên cơ thể người, mắt của loài cá mù... Những bộ phận này có mà như không, bởi chúng có vẻ hoàn toàn vô dụng.
Phát hiện loài cá cóc sần ở Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Sáng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, vừa phát hiện một loài cá cóc mới tylotriton (còn gọi là cá cóc sần) thuộc khu vực rừng trên núi đất thấp của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Chuyển gấu trúc từ Mỹ về Trung Quốc
Gấu trúc đực Mei Sheng, sinh tại vườn thú San Diego (Mỹ) bốn năm trước, đang được đưa về Trung Quốc để tham gia chương trình gây giống.
Cá: Mẫu vật nghiên cứu bệnh mất ngủ
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng loài cá ngựa vằn (zebrafish) có thể bị chứng mất ngủ, nhất là khi các nhà khoa học làm xáo trộn gien của chúng. Đây sẽ là một vật mẫu rẻ, khỏe để nghiên cứu về các chứng rối loạn giấc ngủ.
Sau gần một tháng hoạt động, cứu hộ 270 con thú
Ngày 24/9, tổ chức bảo vệ động vật hoang dã - Wildlife At Risk cho biết, sau gần một tháng hoạt động, trạm cứu hộ động vật Củ Chi đã tiếp nhận 270 con thú. Bao gồm rùa cạn, ba ba Nam bộ, kỳ nhông, kỳ đà, cu li, gấu chó, vượn, trăn gấm...
Bảo tồn… nhầm
Các nỗ lực để bảo tồn một loài cá quý hiếm té ra lại công cốc khi các nhà khoa học Mỹ nhận ra họ đang di thực một loài cá khác trở lại các hồ và dòng sông.
Bệnh của gia súc non
Gia súc non là những cơ thể đang phát triển, các quá trình đồng hoá và dị hoá tiến hành ở mức cao. Song ở gia súc non, chức năng hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể cũng dần dần hoàn chỉnh và ổn định. Vì vậy trong giai đoạn này cơ thể gia súc non có những đặc điểm sau:
Vì sao ếch có màu xanh?
Trên da ếch có 3 tầng tế bào sắc tố. Chúng phối hợp với nhau để mang lại màu xanh lá đặc trưng. Những tế bào sắc tố gọi là chromatophores này nằm chồng lên nhau. Lớp dưới cùng là melanophores. Chúng chứa melanin, một sắc tố có màu nâu sẫm, đen và cũng mang lại màu da cho người.
Cánh cụt cổ đại từng sống ở xứ nóng
Những anh em họ xa với chim cánh cụt ngày nay có kích thước khổng lồ và sống ở vùng khí hậu ấm áp thuộc Peru cách đây 30 triệu năm. Một trong những con chim cổ đại có chiếc mỏ dài 17,7 cm và cao tới 1,5 m.
Trả 2 con Culi về Vườn quốc gia Cúc Phương
Một hướng dẫn viên du lịch đã quyết định mua Culi ở Lào Cai để trả về Vườn quốc gia Cúc Phương. Chuyên gia Vườn tiếp nhận nhưng cho rằng không nên mua dù với ý định tốt vì sẽ khuyến khích mua bán động vật hiếm...
Phát hiện cá sấu xanh ở Mexico
Từ đầu năm đến nay, các nhà sinh vật học tại Mexico đã phát hiện tổng cộng 9 con cá sấu xanh ở hẻm núi Sumidero mà sông Grijalva chảy qua.
Phát hiện loài rùa hiếm ở Campuchia
Hai chú rùa mai mềm - loài động vật được cho là đang trên bờ vực tuyệt chủng - được nuôi giữ tại Campuchia. Ảnh do CI cung cấp Một đàn rùa mai mềm - một trong các loài rùa lớn nhất thế giới - vừa được tìm thấy tại khu vực sông Mê Kông của Campuchia.
Những kỷ lục Guinness kỳ quặc của động vật
Cừu có bộ lông dày nhất, rùa chạy tốc độ nhanh nhất hay tai chó săn có chiều dài "khủng" nhất là một trong những kỷ lục thú vị của Guinness.
Cầy 4 ngón thích “quan hệ 1 đêm”
Cầy 4 ngón, nổi tiếng vì hành vi hợp tác trong nhóm, mà ở đó mỗi thành viên đều có một vị trí nhất định. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một dấu hiệu bất phục tùng ở những thành viên nam cấp dưới.
Canada khai mạc triển lãm nghệ thuật côn trùng
Một cuộc triển lãm tranh nghệ thuật côn trùng, sâu bọ và bò sát sống được các nghệ sỹ Pháp và Trung Quốc phối hợp tổ chức ngày 16/4 tại phòng triển lãm tranh nghệ thuật ở Vancouver (Canada).
Cứu lấy chim nước!
Các tổ chức bảo tồn môi trường thế giới vừa công bố chi tiết về 614 loài chim nước đang bị đe dọa bởi việc xây dựng của con người, ô nhiễm, thay đổi khí hậu... Trong đó có chim hồng hạc, nhiều loài ngỗng. Bản công bố này kêu gọi: hãy cứu lấy loài chim nước trước khi quá muộn!
Tinh tinh đực phát điên khi nàng bị “đèn đỏ”
Những con tinh tinh cái điều chỉnh khả năng sẵn sàng cho "chuyện ấy" của mình, dựa trên kỳ kinh. Điều này khiến các con đực cạnh tranh dữ dội với nhau để tiếp cận được nàng.
Indonesia: Giảm đáng kể số lượng cọp Sumatra và đười ươi
Cọp Sumatra và đười ươi tại các sở thú ở Indonesia đang đối mặt với tình trạng giảm số lượng đáng kể. Theo các nhà bảo tồn động vật hoang dã Indonesia, hiện chỉ còn chưa đến 700 con cọp Sumatra và 60.000 con đười ươi sống trong môi trường hoang dã tại nước này.
Những câu chuyện về tình yêu của loài vật
Tiếng rống thảm thiết của con voi con khiến người ta động lòng. Nó và mẹ, tên Ma Shwe - khi lội qua con sông Taungdwin (nay thuộc Myanmar), thì bất ngờ bị kẹt trong dòng nước lũ. Voi mẹ liền lao tới cố gắng giữ đứa con lại nhưng điều đó chẳng dễ dàng gì.
½ thế giới chim nước biến mất
Gần ½ chim nước trên thế giới đã biến mất, đa phần do sự phát triển kinh tế nhanh chóng và tác động của thay đổi khí hậu, một cuộc khảo sát toàn cầu được công bố hôm 23-01.
Tây Ban Nha: Mất trộm 94 con rùa quý hiếm
Một số kẻ lạ mặt đã đột nhập vào Trung tâm phục hồi động vật tại "Vườn Thiên nhiên" của Tây Ban Nha lấy trộm 94 con rùa Testudo Hermanni, một loài rùa đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.