Cậu bé lớp 5 mất hai cánh tay vì điện cao thế

Sau tai nạn bỏng kinh hoàng bởi dòng điện cao thế, hai bàn tay của bé Tùng gần như hoại tử và rụng rời ra. Chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác, cậu bé Tùng dường như không mấy để ý mà chỉ quan tâm: “Con bị cụt tay rồi, con sẽ đi học làm sao đây?”.

Tiếp nhận ca bệnh của bé Hoàng Văn Tùng (11 tuổi,  người dân tộc Nùng, thôn Nà Ca, xã Xuân Long, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) bác sĩ Hồ Thị Vân Anh (khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia) không khỏi bàng hoàng: “Dòng điện cao thế phóng thẳng trực tiếp xuống tay nên xương ở chõ cổ tay gần như đứt rời và hoại tử toàn bộ. Với tình trạng nặng nề như này, đôi bàn tay của em khó lòng mà giữ được. Điều đáng nói đó là trong thời gian nằm viện Tùng cứ liên tục hỏi tôi: “Tay con bao giờ khỏi để con về đi học”. Nghe những lời này của thằng bé, quả thật tôi không biết trả lời như nào nữa, xót xa quá bởi Tùng là một câu bé ham học và có thành tích học tập tốt”.

Theo lời kể của bác sĩ Vân Anh, chúng tôi vào thăm Tùng khi em đang lim dim trực ngủ. Thấy các cô đến thăm, Tùng vui lắm nhưng nụ cười không trọn vẹn bởi những cơn đau nhứt hành hạ liên tục. Em bảo: “Con có cảm giác đau nhất là ở hai tay cô ạ, bây giờ con chỉ cần động đậy 1 tí thôi là nó đau rồi”. Nói rồi em còn kể: “Hôm trước con nghe được chú của con nói chuyện điện thoại bảo tay con hỏng rồi, như vậy là con không được đi học nữa phải không cô?”.


Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, hàng ngày ở trên viện đến cái ăn với em cũng khó.

Lời thằng bé hồn nhiên hỏi khiến chúng tôi không biết trả lời sao, chỉ động viên em cố gắng bởi các bác sĩ đang cố hết sức cứu con. Không phải là một ca bỏng quá nguy cấp đến tính mạng như nhiều trường hợp đã đưa tin, nhưng cậu bé Hoàng Văn Tùng lại khiến các bác sĩ điều trị và đặc biệt là bác sĩ Lê Đức Mẫn – trưởng khoa Bỏng trẻ em, Bệnh viện Bỏng quốc gia vô cùng thương cảm. Bởi lẽ: “Nhà bệnh nhân nghèo quá, không có cả tiền để ăn nên người nhà xuống trông ai cũng khóc, phần vì thương cháu, phần vì cả đói nữa… Nhìn cảnh này xót xa lắm em ạ” – Bác sĩ Vân Anh cho hay.

Thêm một lí do nữa đó là cả nhà có 3 người thì cả 3 đều phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp. Hiện bố của bé Tùng đang điều trị ở tầng 6, Viện Bỏng quốc gia, còn mẹ của Tùng đang ở bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn và có nhiều khả năng cũng phải chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện Bỏng quốc gia để điều trị trong những ngày sắp tới. Kể về tai nạn bỏng kinh hoàng đến với cả gia đình, người anh họ Chu Minh Ngôn vẫn tỏ ra sợ hãi, bàng hoàng kể lại: “Hôm đó là ngày 29.3, bố mẹ và em Tùng đi kéo ống nước từ trong khe núi ra thì gặp nạn. Người vùng cao thường phải kéo ống nước dài nối từ trong khe núi để về nhà, trong khi kéo ống thì phải buộc ống vào một thanh sắt dài kéo đi cho dễ, không may lúc đó do bị vướng cái gì mà cả nhà giơ cái thanh sắt lên cao chạm vào dòng điện cao thế, rồi là bị giật. Vì dòng điện mạnh đánh xuống nên văng 3 người ra 3 nơi khác nhau, thấy tiếng kêu cứu thì lúc đó cả bản mới đổ ra để gọi xe đưa đi cấp cứu”.


Bố của em là anh Én hiện đang điều trị trên tầng 6 của Viện Bỏng quốc gia.

Nhà nghèo, không có gì để bán, nghĩ về bé Tùng, bố của em là anh Hoàng Văn Én không cầm được nước mắt cứ trào ra: “Hai vợ chồng bị làm sao cũng chịu đựng được nhưng còn bé Tùng, khổ cho nó quá. Ở nhà thằng bé học năm nào cũng được giấy khen thưởng, nó thích đi học lắm, nó bảo đi học để sau này còn đi học Đại học nữa, vậy mà giờ tay nó như thế, nó viết cái chữ làm sao được tiếp”…

Không cựa mình được bởi những vết thương chi chít trên cơ thể, nhưng anh Én khóc ngặt trông đến tội khi một người họ hàng đi chăm cho biết: “Thằng Én nó cứ đòi về nhà nằm vì ở đây không có tiền, đến bữa mua cho nó bát cơm nó cũng bắt mang xuống cho con trai nó ăn, lúc uống miếng nước nó cũng nghĩ đến con nó… Nhìn nó mà thương quá”.


“Cô ơi, con cụt tay rồi sẽ đi học làm sao?”

Nhìn anh Én, tôi lại nhớ ánh mắt của bé Tùng, cậu bé đáng thương với lúc nào cũng duy nhất một câu hỏi: “Cụt tay rồi, con còn đi học được nữa không”. Ước mơ của em chỉ là được đến trường, học cái chữ để thoát nghèo nhưng hiện tại chính cái nghèo, lại khổ lại khiến gia đình em quẩn quanh, khổ sở, không có lối thoát. Phía trước những ngày ở viện, thật tình tôi không biết gia đình em sẽ ra sao khi cái ăn còn lo không nổi?

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1756: Anh Hoàng Văn Én và cháu Hoàng Văn Tùng (Thôn Nà Ca, xã Xuân Long, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)
Số ĐT: 01672.372.524

2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Phạm Oanh

Nguồn: Theo Dân Trí

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.