Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đền Nguyễn Hữu Cảnh và chùa Ông (hai địa điểm đối diện cầu Ghềnh) người dân chen chúc nhau xem, các quán cà phê lân cận đó thì đông nghẹt. Trong lúc xem rất nhiều người tranh thủ chụp hình ghi lại hình ảnh cây cầu mà sau vài tháng nữa sẽ bị tháo dỡ, đi vào dĩ vãng.
Chị Đào, chủ quán cà phê Phong Lan (nằm sát cầu Ghềnh) cho biết, từ ngày cầu Ghềnh sập đến nay doanh thu của quán tăng đột biến.
Chị nói: “Trước đây mỗi ngày tôi bán được chừng 500 -600 ngàn đồng, tuy nhiên từ lúc cầu sập doanh thu tăng lên gấp đôi, những ngày cuối tuần như hôm qua với hôm nay tăng 4, 5 lần. Hầu như ngày nào phóng viên và người dân hiếu kỳ cũng kéo đến”.
Trước đó, một ngày sau khi sự cố sập cầu xảy ra, do có quá nhiều người tới xem cầu nhưng không mua nước, chủ một quán cà phê đối diện cầu Ghềnh phải treo tấm biển “Vào xem cầu phải uống nước”.
Trong một diễn biến khác, đến trưa 27.3 hai chiếc cẩu nổi 500 tấn và 150 tấn đã áp sáp hai bên cầu Ghềnh sẵn sàng cẩu hai nhịp cầu bị sập từ dưới sông lên. Theo Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1), đơn vị phụ trách trục vớt cầu Ghềnh cho biết, dự kiến công tác trục vớt sẽ hoàn thành trước ngày 2.4.
Người dân đứng kín khu vực đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh trong sáng nay xem cảnh trục vớt
Do quá nhiều người vào xem nhưng không mua nước, chủ quán phải ghi tấm biển “Vào xem cầu phải uống nước”
Nguồn: Theo Thanh Niên
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.