Trong suy nghĩ của một số người, đứa trẻ trong độ tuổi đến trường còn quá nhỏ nên cần sự bảo vệ của cha mẹ, song không phải ai cũng nghĩ vậy.
“Tôi cũng là một người mẹ điển hình đang cố làm hết sức để bảo vệ con mình thôi” – Melissa St. Aude, người phụ nữ 40 tuổi này thú nhận khi nói về 2 đứa con gái của bà.
Khi 2 đứa trẻ còn quá nhỏ, bà đã từng theo con vào lớp và tự giới thiệu với giáo viên của chúng – trước khi khuất sau hành lang và loanh quanh ngoài lớp học cùng với một vài phụ huynh khác cũng đang lo lắng như bà. Nếu đã là cha mẹ, hẳn bạn cũng luôn có cảm giác sự nguy hiểm đang rình rập đâu đây. Và ngày đầu tiên con bạn tới trường luôn là điều khó khăn nhất.
Trong suy nghĩ của một số người, đứa trẻ trong độ tuổi đến trường còn quá nhỏ nên cần sự bảo vệ của cha mẹ, song không phải ai cũng nghĩ vậy. Và theo chuyên gia tâm lý trẻ em, phương pháp của St. Aude cũng không phải là hoàn toàn xấu. Ít nhất cũng một phần nào tốt cho sự an toàn của những đứa trẻ và an tâm cho cô ấy.
Năm học mới đang bắt đầu, nhiều bậc phụ huynh vẫn giữ cảm giác không an tâm dù rằng họ đã làm nhiều điều để theo sát khi con họ ngày đầu tiên đến lớp.
Thói quen này trở thành một điều bình thường có thể chấp nhận được. Vì lẽ đó, nhiều công ty đã ra những quy định cho phép cha mẹ được nghỉ làm để đưa con tới trường vào năm học mới. Quy định này rất được Jan Harp Domene – chủ tịch hội phụ huynh học sinh ủng hộ. Bà nói “Ngày đầu tiên đến trường có thể rất đáng sợ – đặc biệt là với bậc mẫu giáo và dự thính lớp một. Nếu bạn không chuẩn bị tốt, bạn sẽ đặt con bạn vào một tình trạng rối loạn tâm lý”.
Tuy nhiên, những chuyên gia phát triển tâm lý trẻ em cho rằng sự theo sát của cha mẹ có thể rất quan trọng với trẻ, làm cho trẻ có cảm giác an toàn khi đến trường, thế nhưng cha mẹ cũng nên chú ý cẩn thận đừng tạo cho trẻ cảm thấy sự chăm sóc như một sự nghẹt thở. Ông David Fassler, giáo sư bác sĩ khoa tâm thần học thuộc đại học Vermont ở Burlington thì nghĩ “Để cho trẻ tự đi tới trường một mình cũng là một bước phát triển quan trọng cho trẻ. Nếu cứ quan tâm quá kỹ bạn sẽ làm cho trẻ nghĩ rằng bạn không tin tưởng chúng.”
Một cách giải quyết có thể giúp cho tâm lý của các bậc phụ huynh được thoải mái hơn là hãy tới tìm hiểu trường mà con bạn sẽ vào học trước ngày khai giảng – đặc biệt là trường tiểu học – điều này cũng giúp cho bạn có được sự hiểu biết về nhu cầu của con bạn hơn. Nếu bạn có thể tạo mối quan hệ với giáo viên trước ngày đầu tiên trẻ tới trường thì giáo viên sẽ có cách quan tâm giáo dục con bạn tốt hơn. Cách này cũng như trong giao dịch kinh doanh, bạn nên tạo mối quan hệ với đối tác.
Nói về sự quan tâm chăm sóc, chúng ta tự nghĩ bao nhiêu mới là đủ cho một đứa trẻ. Cần có một khoảng cách nhỏ giữa cha mẹ và con cái nhằm tạo ra một sự cân bằng hợp lý. Nếu quá theo sát một đứa trẻ thì sẽ chỉ làm cho quan hệ của bạn với con thêm căng thẳng chứ không giúp ích được gì. Sự chăm sóc có thể có mặt trái của nó. Con bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi bị bạn bè cùng trường trêu chọc. Đối với những đứa trẻ nhỏ, cha mẹ nên xây dựng giới hạn 5 phút vào ngày đầu tiên tới trường, chỉ nên ở bên trẻ trong một thời gian nhất định.
Theo Danielle Kassow, hiệp hội nghiên cứu và đánh giá cho rằng: “Thật là tốt khi cha mẹ theo chân con vào lớp học, giới thiệu con với bạn bè mới của chúng, ôm hôn chúng và nói với chúng những điều tốt lành vào ngày mới”. Nhiều cha mẹ đã rất sai lầm khi ở lại với bọn trẻ quá lâu. Điều đó không tốt cho ai cả. Nhưng bạn cũng đừng nên lén ra ngoài rồi về. Điều đó rất có hại cho tâm lý của trẻ. Đứa trẻ sẽ khóc và tự hỏi “Cha mẹ đi đâu rồi?”. Nó tạo ra một sự ngờ vực trong tâm trí trẻ.