Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị trớ sữa?

0
132
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị trớ sữa?

Nhiều bậc cha mẹ có con bị trớ sữa cảm thấy rất lo lắng vì sợ nó ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Hãy cùng với chamecuacon.com chia sẻ về bí quyết chăm bé trớ sữa nhé!

Nôn trớ có đáng lo hay không?

Tình trạng trẻ hay nôn, trớ ở nhà bạn sẽ không đáng lo ngại nếu như đó chỉ là nôn,trớ sinh lý. Tức là bé nôn trớ trong những tháng mới sinh, sau đó sẽ tự hết và bé vẫn ăn ngủ theo chế độ.

Các bậc cha mẹ chỉ đáng lo về tình trạng nôn, trớ của bé nếu như tình trạng này kéo dài quá lâu và có kèm theo một số biểu hiện như sốt, có máu tươi, đau bụng quằn quại ….

Bé sơ sinh thường hay bị nôn, trớ

Làm gì khi bé nôn, trớ?

– Khi trẻ bị nôn, trớ, bé sẽ bị mất một lượng chất lỏng nhất định. Vì vậy việc đầu tiên là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đó vào trong cơ thể bé để đảm bảo dinh dưỡng và cân nặng của bé không bị giảm. Sau khi bé ngừng nôn, trớ, mẹ hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải, sau khoảng 30 phút uống một lần, mỗi lần uống lượng khoảng 15ml.

– Nếu bé nhà bạn tiếp tục trớ thì hãy cho bé uống nước oserol 50ml nước lọc sau 30 phút một giờ. Nước này sẽ giúp bù lại phần nước đã mất trong cơ thể bé.

– Sau khi bé uống nước này xong, mẹ theo dõi thấy bé không trớ nữa thì mẹ tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình nhưng cần phải tăng dần số lượng lên khoảng 80-100ml sau khoảng 3-4 giờ.

– Mẹ theo dõi sau khoảng 12-24 giờ, tình trạng nôn, trớ ở bé không xảy ra nữa thì lại tiếp tục cho bé ăn uống như bình thường nhưng lưu ý cần bổ sung nhiều nước để tăng cường sức đề kháng. Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn với những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa chua. Nếu bé nhà bạn trên 12 tháng tuổi thì bạn có thể cho bé uống nước lạnh, nước lạnh sẽ có tác dụng làm cứng dạ dày.

– Việc đi ngủ cũng sẽ khiến cho bé nhanh phục hồi hơn bởi lúc đi ngủ, dạ dày sẽ rỗng trong suốt lúc này và giúp bé có cảm giác dễ chịu hơn. Nếu chưa được bác sĩ chỉ định dùng thuốc thì mẹ không nên tự ý cho bé dùng các loại thuốc khác.

Cha mẹ nên có cách chăm sóc phù hợp với bé

Một số biểu hiện kèm theo nôn, trớ nguy hiểm mẹ cần cho bé đi khám

– Nôn, trớ kèm theo tiêu chảy

– Nôn, trớ kèm theo hiện tượng sốt, co giật

– Nôn, trớ kèm theo máu, máu này có thể do bất ổn dạ dày, nhiễm khuẩn dạ dày khiến mạch máu ở đó bị vỡ và các mô nang bị tổn thương.

– Nôn, trớ kèm theo dịch vàng xanh. Đây là loại dịch được tiết ra từ mật, han hoặc do bẩm sinh đường tiêu hóa.

– Nôn, trớ kèm theo đau bụng, nguyên nhân này có thể do viêm ruột thừa.

Nếu gặp phải các biểu hiện này, cha mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.