Chăm chỉ, giỏi chuyên môn vẫn bị sa thải, vì sao vậy?

Chăm chỉ và giỏi chuyên môn vẫn bị sa thải, nguyên nhân vì sao?
Một nghiên cứu gần đây của viện ePolicy cho biết họ đã khảo sát hơn 300 công ty và phát hiện ra rằng 1/3 trong số họ đã sa thải nhân viên của họ vì lạm dụng hoặc ăn cắp công nghệ công ty. Rõ ràng, phẩm chất của nhân viên cũng là một tiêu chí quan trọng để các công ty trọng dụng hay sa thải người làm.
Nhìn chung, các công ty có thể sa thải nhân viên do nhiều yếu tố khác nhau, ngoài chuyên môn nghề nghiệp, ví dụ như tính cách, khả năng kiềm chế cảm xúc và các thói hư tật xấu khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao các lỗi này lại nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Hãy xem bạn có đang mắc các lỗi này không và khắc phục chúng sớm nhé!

Hứa hẹn quá nhiều và không hoàn thành mục tiêu

Đưa ra lời hứa chính là cách bạn chấp nhận làm một công việc. Bạn phải có trách nhiệm với lời hứa của mình và hoàn thành lời hứa với cấp trên. Nói theo cách khác, giữ lời hứa ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và năng suất làm việc của bạn. Khi bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ như đã hứa, cấp trên có đủ lý do để sa thải bạn. Vậy, đừng bất ngờ khi gặp tình huống này. 
Chăm chỉ và giỏi chuyên môn vẫn bị sa thải, nguyên nhân vì sao?

Hay phàn nàn và thiếu tính tập thể 

Bạn được thuê làm để hỗ trợ sếp và công việc nhóm trở nên thuận lợi hơn. Những lời phàn nàn, tinh thần làm việc thiếu hợp tác với nhóm và những suy nghĩ tiêu cực của bạn có thể ảnh hưởng đến những người khác. Một nhà quản lý sâu sát sẽ nhìn ra được vấn đề quan trọng này và không cho phép “con sâu làm rầu nồi canh”. Đừng biến mình thành con sâu con đó vì sếp bạn không bao giờ muốn điều này xảy ra.

Kích động tập thể 

Môi trường tập thể vô cùng phức tạp. Hệ thống kỷ luật chặt chẽ là hiệu quả để quản lý một công ty có nhiều nhân viên. Nếu bạn là một trong những kẻ luôn kích động tập thể, bạn sẽ nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của người thi hành pháp chế. Đơn giản, họ chỉ cần loại bỏ người đứng đầu gây ra xáo trộn trong công ty, ví dụ các vụ biểu tình, gây lớn tiếng, tuyên truyền sai về công ty, đánh nhau hay thậm chí là tiệc tùng trong giờ làm.
Chăm chỉ, giỏi chuyên môn vẫn bị sa thải, vì sao vậy?

Thiếu chỉ số cảm xúc

Ngoài chỉ số thông minh, các nhà quản lý ngày càng coi trọng chỉ số cảm xúc để đánh giá một nhân viên. Người có chỉ số cảm xúc cao thường là người biết cư xử khéo léo ở chốn công sở, biết kiềm chế cảm xúc và góp phần tạo ra văn hóa công sở cho công ty. Ngược lại, người có chỉ số thông minh cao nhưng có chỉ số cảm xúc thấp chưa chắc đã đem lại hiệu quả công việc tốt vì họ dễ bị chi phối bởi cảm xúc như nỗi buồn, sự bực tức… Chỉ sau một vài lần mắc lỗi liên quan đến cảm xúc và giao tiếp, bạn sẽ bị đánh giá và thậm chí bị sa thải ngay lập tức nếu mức độ mắc lỗi sai nghiêm trọng.

Lạm dụng và ăn cắp tài sản công ty

Rất nhiều người không lường trước được hậu quả của việc “ăn cắp” một tệp giấy in ở công ty mang về nhà hay sử dụng tài khoản FedEx của công ty để vận chuyển một món đồ cá nhân. Thực tế, bạn đang ở trong tầm mắt của người quản lý, bạn đang có hành vi ăn cắp và điều này liên quan đến tính thiếu trung thực, gian lận và phẩm chất thấp. Không một công ty nào muốn giữ một nhân viên như vậy. Vấn đề không nằm ở giá trị tài sản bạn ăn cắp, trước tiên, đó là vấn đề về nhân phẩm con người. 
Nguyễn MaiNguồn: Forbes
Xem thêm:
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền cho người mới đi làm
8 sai lầm dễ mắc ở môi trường công sở

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.