Chế tạo máy bay thám hiểm mặt trăng của sao Thổ

Chế tạo máy bay thám hiểm mặt trăng của sao Thổ

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo máy bay Aviatr phục vụ hành trình khám phá hành tinh Titan – mặt trăng lớn nhất của sao Thổ.

>>>Vệ tinh của sao Thổ có không khí

Thoạt trông bề ngoài, máy bay Aviatr không khác mấy so với một máy bay không lái hoạt động tại chiến trường Afghanistan. Tuy nhiên, chiếc máy bay nặng 120kg, trị giá 715 triệu USD này sẽ giúp các nhà nghiên cứu chụp lại những bức ảnh 3D về bề mặt sao Titan, luôn bị bao phủ dưới lớp khí dày đặc từ đó thiết lập bản đồ địa chất của hành tinh này.

Chế tạo máy bay thám hiểm mặt trăng của sao Thổ
Máy bay Aviatr trị giá 715 triệu USD của Mỹ sẽ
nghiên cứu Titan – mặt trăng lớn nhất của sao Thổ

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó sẽ bay xuyên qua lớp mây mù dày đặc để hạ cánh xuống các đụn cát trên sao Titan.

Các nhà khoa học tin rằng bề mặt sao Titan đủ cứng để máy bay hạ cánh, và lực hấp dẫn cũng rất nhỏ, nhưng lớp không khí khá dày, đồng nghĩa với việc những phương tiện có trọng lượng nặng hơn một chiếc máy bay như Aviatr có thể hạ cánh tại đây trong khoảng thời gian dài hơn.

Chế tạo máy bay thám hiểm mặt trăng của sao Thổ
Aviatr sẽ chuyển về trái đất những bức hình 3D về bề mặt và khí hậu của Titan

Máy bay Aviatr cho phép các nhà nghiên cứu kiểm soát tốt nhất hoạt động trên độ cao của nó, đồng thời thiết lập một thư viện hình ảnh 3D về bề mặt và khí hậu của mặt trăng Titan. Trong khi đó, Titan có kích thước lớn hơn cả Mặt trăng của Trái Đất và cả sao Thủy, với mức nhiệt độ khoảng -178ºC.

Aviatr có trọng lượng nhẹ hơn một kinh khí cầu, và sẽ sử dụng chính máy phát điện chạy bằng chất pluton để kéo dài thời gian làm việc thêm 1 ngày trên mặt trăng Titan, nhằm chụp thêm nhiều bức ảnh cho các nhà khoa học.

Giống như các loại máy bay hoạt động dưới trái đất, Aviatr cũng có “chế độ an toàn”, duy trì vị trí ổn định của máy bay trên lớp khí của Titan, luôn đảm bảo máy bay không lạc vào vùng nguy hiểm trong trường hợp bị mất liên lạc với trái đất.

Chế tạo máy bay thám hiểm mặt trăng của sao Thổ

Nhà khoa học Jason Barnes tại Đại học Idaho (Mỹ) là người đã thiết kế chiếc máy bay đặc biệt trên cùng 30 nhà khoa học khác. Ông khẳng định Aviatr không phải là công nghệ quá đắt đỏ với NASA, bởi cái giá 715 triệu USD đã bao gồm chi phí cho hệ thống vận chuyển đưa máy bay Aviatr lên mặt trăng Titan.

Ngoài ra, bề mặt của Titan rất cứng và lớp không khí bên trên khá dày nên sử dụng máy bay để thám hiểm là phù hợp hơn nhất, điều mà một kinh khí cầu không thể làm được.

 

Theo Daily mail, Infonet