Chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị nôn, trớ

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị nôn

Hocnuoicon.com xin chia sẻ với các mẹ cách chăm sóc trẻ bị nôn, trớ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bé bị nôn trớ. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là hiện tượng rất phổ biến với các bé dưới 7 tháng tuổi. Hiện tượng này sẽ không quá lo ngại nếu như sau 7 tháng nó tự hết và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu bé yêu nhà bạn bị nôn, trớ kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn ra máu, đau bụng, nôn ra dịch xanh vàng… thì bạn cần lưu ý đưa bé đến ngay các cơ sở y tế.

Dù là bé bị nôn trớ sinh lý hay bệnh lý thì mẹ cũng cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý cho bé.

Cần phải chăm sóc bé hợp lý

Hocnuoicon.com xin chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm chăm sóc bé tốt nhất!

– Khi mẹ cho bé bú bình, cần phải đảm bảo cho đầu vú đó không bị hở vì hở sẽ khiến không khí lọt vào trong, không khí xuống dưới dạ dày nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản và bé sẽ bị nôn, trớ. Sau khi bé bú xong, mẹ hãy vỗ nhẹ nhàng để cho bé có thể ợ hết không khí sau mỗi lần bú, mẹ cần vỗ nhẹ cho tới lúc nào nghe thấy tiếng ợ lớn từ bé, nhiều khi phải vỗ tới 5 phút bé mới có thể đẩy không khí ra bên ngoài. Khi ợ có thể bé sẽ trớ ra một chút sữa, vậy nên mẹ đừng quên chuẩn bị sẵn một chiếc khăn để khỏi ướt áo bé.

– Mẹ cũng cần phân biệt thế nào là nôn, thế nào là trớ. Nôn là hiện tượng nhiều sữa chảy ra ngoài miệng, còn trớ là hiện tượng sữa chảy ra ngoài mép bé một cách tự nhiên với một lượng nhỏ. Hiện tượng trớ sữa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh.

– Khi cho bé ăn sữa, mẹ hãy để bé ngậm sâu vào quầng vú để tránh không khí lọt vào.

– Sau khi bú xong, mẹ hãy bế thẳng bé, bụng ép vào ngực mẹ và đầu kề vai mẹ.

-Mẹ nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng hoặc đầu nằm cao trong khoảng thời gian 20 phút và không nên thay đổi tư thế đột ngột cho bé. Có nhiều trẻ sau khi ăn cần phải được giữ ổn định, nếu không sẽ bị trớ hết ra ngoài.

– Khi bé ăn sữa, mẹ chú ý không nên trêu đùa, tâng bé lên hoặc không cho bé ăn vào lúc khóc, như vậy thì hiện tượng trớ sữa sẽ có khả năng cao hơn.

– Mẹ nên tăng cường cho bé uống nước lọc hoặc nước điện giải để bổ sung nước sau khi mất.

Khi bé bú, cần cho bé ngậm sâu vào quầng vú

Nếu những cách trên vẫn không thể khắc phục được hiện tượng trớ sữa ở bé, mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ . Các bác sĩ sẽ theo dõi và chỉ định dùng thuốc hợp với bé. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ bởi nó rất dễ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe cho bé.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.