Chọn con đường nào cho bản thân?

Chọn con đường nào cho bản thân?

Chuyện một bạn 9x cực chẳng đã đã phải đứng ở đường đeo biển tìm việc lấy tiền mua sữa cho con rộ lên mấy ngày qua là cao điểm của việc này.

Xem thêm: Cầm biển đứng giữa đường xin việc: Nhục nhã thay cho một cử nhân             

               Chọn con đường nào cho bản thân?

Ông bố trẻ bế tắc với trình trạng thất nghiệp quyết định đứng giữa đường để xin việc.

Thực tế đa phần các bạn trẻ học hết lớp 12 đều bất đắc dĩ mới chịu học trường nghề (cao đẳng, trung cấp) vì nghĩ rằng làm công nhân vất vả hay lương thấp, không có tương lai… Thực ra không nghề nào sung sướng cả, nếu chọn nhầm nghề còn mệt mỏi hơn, trong khi khả năng có việc làm ở đây lại rất cao. Sự nhục nhã sẽ đúng khi bạn chọn nhầm nghề.

Tuy nhiên, tôi lại rất băn khoăn khi một bài báo sử dụng cụm từ “nhục nhã” cho bạn trẻ đứng đường xin việc mua sữa kia. Tôi nghĩ sử dụng cụm từ “đáng thương” sẽ hợp lý hơn.

Chọn con đường nào cho bản thân?
Nội dung tấm bảng xin việc của ông bố 9x.

Sự đáng thương này không chỉ dành cho cá nhân bạn trẻ ấy mà còn cho cả hệ thống giáo dục cũng như văn minh xin việc làm ở ta lâu nay. Có nghĩa là sự đáng thương còn phản ánh một thực trạng xã hội.

Ngày bọn tôi hết trung học, chọn các ngành như Điện, Bưu chính viễn thông, Ngân hàng…chủ yếu là những bạn có bố, mẹ, người thân làm trong ngành này. Nhiều nơi ngầm với nhau bố về hưu sớm một chút để con thay thế (trong trường hợp người bố chỉ là nhân viên bình thường). Cho nên, việc bảo bạn trẻ kia tại sao không vác hồ sơ tới các đơn vị liên quan đến ngành điện trực thuộc nhà nước là điều hơi khó. Nếu là tôi tôi sẽ không đủ tự tin đi làm cái việc mà tôi nghĩ là vô nghĩa ấy. Đồ rằng nếu nằm trong trường hợp này người viết bài sử dụng cụm từ đó cũng chưa chắc đã đủ dũng khí mang hồ sơ tới những địa chỉ bạn đã tư vấn cho chàng cử nhân thất nghiệp.

Vậy tại sao bạn ấy lại dấn thân vào học cái trường không có tương lai? Có thể do tâm lý “sùng đại học”, có thể trẻ quá, gia đình lại không có ai đã có kinh nghiệm đi trước… Vô vàn lý do cho một nguyên nhân chính làchưa được và tự trang bị kỹ năng sống trong việc chọn nghề tương lai. Chuyện này cũng khó nhưng “ở đâu âu đấy”. Sống trong xã hội này, thời buổi này phải thế.

Có một kinh nghiệm chọn nghề nghiệp đối với bạn trẻ hoàn toàn đi lên bằng thực lực đó là nên chọn ngành học đúng khả năng, nếu thiên về năng khiếu, phát huy tính sáng tạo cá nhân mà số đông người khác muốn làm cũng không được thì cơ hội việc làm sẽ công bằng hơn.

Ví dụ các nghề nghiệp lên quan đến nghệ thuật, văn chương, báo chí, nghiên cứu, chế tạo, công nghệ, thiết kế… Khi ấy, có thể phần đa sẽ làm cùng bạn, thậm chí lãnh đạo bạn nhưng không thể thiếu bạn, trường hợp người thay thế buộc phải giống như bạn.

Tất nhiên cái gì cũng có ngoại lệ, kiểu như bỗng nhiên may mắn đúng đợt chủ trương đặc cách thủ khoa vào biên chế cơ quan nhà nước hay may mắn nào đó mỉm cười. Nhưng không thể để tương lai của mình theo kiểu “há miệng chờ sung”.

Cũng có một số ngành nghề không nhất thiết cần bằng cấp mà cơ hội thành công cao nhưng phải học truyền nghề hay đầu tư một cách nghiêm túc, chẳng hạn như thời trang (cắt may, tóc, đóng giày, trang điểm…), thủ công mỹ nghệ, kinh doanh…

Tóm lại, kỹ năng chọn ngành nghề ngay từ đầu vào phụ hợp với khả năng bản thân và thực tế xã hội nơi bạn đang tồn tại và muốn cống hiến là điều hết sức quan trọng.

Nhà nghiên cứu, lý luận- phê bình âm nhạc: Nguyễn Quang Long

Nguồn: Theo phununews

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.