Có rất nhiều ngộ nhận xung quanh chuyện chống nắng mà lý do chủ yếu vì mọi người chưa hiểu đúng về tác hại của ánh sáng mặt trời lên da.
Đa số chị em khi đi ra ngoài nắng thường bịt kín từ đầu đến chân, chỉ để lộ mỗi “cửa sổ tâm hồn” và yên tâm nghĩ rằng như vậy sẽ an toàn cho làn da, giúp da khỏi bị sạm đen, sạm nắng. Thực tế thì ánh nắng mặt trời không dễ đối phó như vậy.
-
1
Mặc áo dài tay, đeo khẩu trang hay che ô có thể trống nắng?
Chưa đúng. Thực tế thì tia UV (tia cực tím) trong ánh mặt trời có thể xuyên qua vải và cửa kính… nên dù bạn mặc áo tay dài, đeo khẩu trang hay thậm chí ở trong nhà cũng vẫn có thể bị tác động bởi tác hại của ánh nắng mặt trời.
-
2
Trời nhiều mây, âm u thì không cần che chắn chống nắng?
Hoàn toàn sai. Gần 90% tia UV trong ánh sáng mặt trời vẫn “vượt rào” thành công khi trời nhiều mây. Tia UV có thể xuyên qua mây mù, sương, thậm chí cả cửa sổ nhà, rèm che… vì thế da bạn vẫn có khả năng bị cháy nắng dù đứng trong bóng râm.
-
3
Ngồi trong xe hơi, tròng phòng có thể yên tâm chống nắng?
Chưa hẳn. Tia UV có thể xuyên qua kính, kim loại và tác động lên làn da của bạn. Khi bạn ngồi trong xe hơi, nếu cửa kính xe không có chức năng chống tia UV thì da bạn vẫn bị ảnh hưởng như thường do khúc xạ ánh sáng. Tương tự như khi bạn ngồi trong văn phòng có cửa kính vậy.
-
4
Sử dụng mỹ phẩm trang điểm không cần thiết phải sử dụng sản phẩm chống nắng?
Đây là một suy nghĩ sai lầm. Chất chống nắng trong mỹ phẩm chỉ giữa một chức năng phụ nên khả năng bảo vệ thấp, phấn phủ của lớp kem lại quá mỏng để có thể bảo vệ da. Vì thế khi đi ra ngoài trời vẫn phải dùng sản phẩm chống nắng như là bước cuối cùng sau khi dưỡng da rồi mới trang điểm.
-
5
Kem chống nắng có thể dùng cho mọi loại da?
Tùy vào màu sắc da, mức độ nhạy cảm của da và thời gian hoạt động ngoài nắng mà ta có thể chọn sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF phù hợp. Để sản phẩm phát huy hết tác dụng nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra nắng và phải bôi lại nếu thời gian tiếp xúc ánh nắng kéo dài.
Theo các nhà chuyên môn cho biết, ánh sáng mặt trời rất cần thiết cho sự sống, nhiều quá trình trong cơ thể cần ánh sáng mặt trời như sự tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi điểm ánh sáng mặt trời cũng gây nhiều tác hại, nhất là đối với làn da.
Tia cực tím là một phần năng lượng phát ra bởi ánh sáng mặt trời, chi làm 3 loại: UVA, UVB, UVC. Tia UVC là loại nguy hiểm nhất đối với con người nhưng nó bị ngăn chặn bởi tầng ozone nên không có khả năng gây hại.
Tia UVB là tác nhân chủ yếu gây đỏ da, bỏng da, làm da lão hóa (kém săn chắc, giảm đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn), tia này có cường độ cao khoảng 10h – 15h hằng ngày. Tia UVA xuyên qua da sâu hơn tia UVB, gây thay đổi ở mô liên kết và dẫn đến các tổn thương không thể hồi phục, ngoài ra chúng còn chịu trách nhiệm chính cho việc hình thành các gốc tự do làm hại tế bào, thậm chí có trường hợp nặng làm ung thư da.
Vì thế, chúng ta phải có cách bảo vệ da chống lại các tác hại của ánh sáng mặt trời. Đó cũng chính là “công việc” của kem chống nắng.
-
6
Sử dụng kem thì không cần đến quần áo chống nắng?
Một sản phẩm chống nắng được coi là tốt và hiệu quả thì không những bảo vệ da khỏi tia UVB mà còn phải bảo vệ da sâu trong lớp biểu bì. Các màng lọc tia UV (bao gồm UVA) hiệu quả như Titanium Dioxide và Tinosorb S là những thành phần cần có trong một sản phẩm chống nắng tốt.Song sử dụng liên tục kem chống nắng, dù chỉ với hệ số SPF rất thấp (SPF = 8) cũng ngăn cản đến 95% khả năng tổng hợp vitamin D của da. Nghiên cứu đã cho thấy rằng thiếu vitamin D có thể là một nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Như vậy, một mặt người ta sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa ung thư da, mặt khác, việc lạm dụng sản phẩm này cũng có thể gây ung thư da.
Vậy có nên tiếp tục dùng kem chống nắng hay không? Đa số các bác sĩ da liễu cho rằng kem chống nắng là cần thiết nhưng không nên coi nó là biện pháp duy nhất và có tác dụng tuyệt đối để bảo vệ da. Vào những lúc nắng gắt nên hạn chế việc ra ngoài trời.
Nếu bắt buộc phải đi thì ngoài dùng kem chống nắng vẫn nên mặc trang phục rộng, phủ kín cơ thể bằng các loại vải phù hợp. Ngược lại, khi ở trong nhà hoặc vào những lúc trời dịu mát thì không nên dùng kem chống nắng để tạo điều kiện cho da tổng hợp vitamin D.