Chứng đổ mồ hôi tay không gây đau đớn nhưng rất bất tiện trong đời sống sinh hoạt, và gây ra nhiều phiền toái trong quá trình giao tiếp, công việc… bạn biết gì về chứng bệnh này.
-
1
Tiết mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể. Con người ai cũng có mồ hôi và đổ nhiều khi vận động, hoạt động thể lực, hoặc khi thời tiết nóng, khi căng thẳng tâm lý… Một số người thì mồ hôi trộm đổ nhiều và thường xuyên trong bất cứ hoàn cảnh nào, tập trung ở các vùng tay, chân, nách, bẹn…
-
2
Nguyên nhân của chứng này là mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật và do sự liên quan đến một số yếu tố tâm lý, cơ địa, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm… Những khi gặp khí hậu nóng hay các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, hồi hộp, xúc động mạnh, biểu hiện của việc đổ mồ hôi là rõ nhất.
-
3
Lứa tuổi thường gặp phải chứng này là từ 5 đến 25. “Chứng đổ mồ hôi tay cần được phân biệt với những trường hợp ra mồ hôi có nguyên nhân bệnh lý khác như tiểu đường, ung thư, rối loạn nội tiết, nhiễm trùng mãn tính…,”
-
4
Có nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ, phương pháp điện di… Những cách này thông thường chỉ mang lại kết quả tạm thời. Phương pháp có hiệu quả nhất là phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ngực.
-
5
Với những người ra mồ hôi từ độ 3 trở lên, cần thiết cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật. Mỗi năm phòng khám Lồng ngực mạch máu của Bệnh viện đại học Y dược có khoảng 200 bệnh nhân đến điều trị và phẫu thuật.
“Sau khi phẫu thuật có thể xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi bù trừ, tức là đổ mồ hôi ở một số vùng khác của cơ thể. Đây chỉ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, không nên quá lo lắng”, các bác sĩ cho biết thêm.