Chụp được ảnh mặt trời xanh

Chụp được ảnh mặt trời xanh

Hãy thử tưởng tượng xem nếu chúng ta có một mặt trời màu xanh thì sẽ như thế nào? Trang Huffingtonpost đã đăng tải “Bức ảnh thiên văn học trong ngày” gần đây nhất của NASA, cho chúng ta một biết thêm về màu giả của ngôi sao này với phiên bản màu “lạnh”, đưa đến một cái nhìn chi tiết về quyển sắc của mặt trời.

Quyển sắc là một lớp của khí quyển mặt trời dày khoảng 250 – 1.300 dặm phía trên bề mặt của mặt trời. Quyển sắc nằm ngay trên quyển sáng và dưới vầng hào quang như trong hình mô tả dưới đây.

Chụp được ảnh mặt trời xanh

Quyển sắc có ánh sáng màu đỏ do hydro siêu nóng đốt cháy hết, đôi khi, chúng ta có thể nhìn thấy vành của nó trong thời gian nhật thực toàn phần.

Nhìn bằng mắt thường, chúng ta thấy rằng mặt trời thường có màu vàng hoặc màu đỏ, nhưng thực tế nó là một ngôi sao màu trắng bình thường. Và bức ảnh phiên bản màu xanh phát hành bởi NASA đã được thực hiện bằng cách sử dụng bước sóng đặc biệt của ánh sáng tia cực tím được gọi là CAK, được phát ra bởi canxi bị ion hóa trong khí quyển của mặt trời.

Nhiếp ảnh gia Alan Friedman, tác giả của hình ảnh chúng ta đang đề cập, cho biết trên trang Tumblr: “Journal of a Space Cowboy” của mình rằng bức hình được chụp trong phần màu tím của quang phổ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khí đó “Mặt trời đang sôi sục với các hoạt động”. Ông Friedman cho biết thêm: “Tôi hầu như không thể nhìn thấy gì bằng mắt thường tại bước sóng CaK (đôi mắt của tôi không đủ nhạy cảm) nhưng máy ảnh thì không gặp phải vấn đề này”.

Những bức hình của NASA:

Chụp được ảnh mặt trời xanh

Chụp được ảnh mặt trời xanh

Chụp được ảnh mặt trời xanh

Chụp được ảnh mặt trời xanh

 

Theo Vnreview