Từ khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề bởi động đất và sóng thần ồ ạt vào ngày 11 tháng ba năm 2011, chắc hẳn bạn đã có thêm ít nhiều hiểu biết về việc sống gần nhà máy điện hạt nhân, bạn hãy tự đánh giá như thế nào là an toàn.
Nhà máy điện hạt nhân North Anna, vận hành gần Richmond, Bang Virginia, Hoa Kỳ. Thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản đã làm dấy lên mối lo ngại ở khắp nơi trên thế giới về mức độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân.
Và trên quy mô toàn cầu, một vài quốc gia bao gồm: Đức, Israel và Ý cũng bày tỏ sự lo lắng về mức độ an toàn của những nhà máy điện hạt nhân hiện có của họ hoặc tính khả khi và mức độ an toàn của các dự án nhằm xây dựng thêm những lò hạt nhân mới. Thảm hoạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản đã buộc chính phủ của nhiều quốc gia, bắt đầu đánh giá lại mức độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân, với hy vọng rằng thảm họa tương tự sẽ không xảy ra trong lãnh thổ của họ.
“Các tùy chọn năng lượng hạt nhân sẽ được để sang một bên cho đến tình hình lắng dịu và cho đến khi chúng tôi biết rõ những gì đang xảy ra ở Nhật Bản, và những thay đổi nào, thật sự cần thiết để bù đắp cho những khiếm khuyết mới được phát hiện,” theo giáo sư Chaim Braun, làm việc tại Trung tâm An ninh và Hợp tác Quốc tế, ở Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ.
Sử dụng năng lượng hạt nhân như thế nào là quá nhiều, hoặc quá ít đối với từng quốc gia riêng biệt? đó là câu hỏi phức tạp, theo các chuyên gia. Mỗi quốc gia phải giữ sự cân bằng giữa : nhu cầu sử dụng năng lượng đặc trưng với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước, đồng thời với việc cân nhắc các biện pháp khống chế lượng thải khí thải nhà kính và cũng như việc phân tích lợi ích giữa chi phí và hiệu quả, đó là chưa kể đến mối bận tâm đến chính sách đối ngoại và an ninh.
Khi bạn đã có những chủ kiến riêng về năng lượng hạt nhân, thì ở đây có một số vấn đề đáng để bạn bận tâm, đó là:
Sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân: Hiện có 104 lò phản ứng hạt nhân hoạt động vì mục đích thương mại ở Hoa Kỳ và 54 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản, theo số liệu từ trước khi xảy ra trận động đất và sóng thần gần đây ở Nhật Bản. Năng lượng hạt nhân đã giải quyết 20% nhu cầu về điện ở Hoa Kỳ; ở Nhật Bản, tỉ lệ này chiếm khoảng 27%, theo Cơ quan quản lý thông tin về năng lượng Hoa Kỳ.
Bởi vì Nhật Bản là quốc gia hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ và khí đốt, thì việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là những tùy chọn thật sự hấp dẫn. Chi phí xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là cao, nhưng chi phí nhiên liệu là thấp; Nhật Bản gần như không thể quay lưng lại với năng lượng hạt nhân ngay lúc này, theo các chuyên gia .
“Liệu rằng Nhật Bản sẽ quay lại và tìm kiếm những giải pháp cần thiết để tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân theo cách an toàn hơn? Tất nhiên, họ sẽ làm chuyện đó. Nhưng liệu có phải điều này sẽ tác động đến mức độ tổng thể rằng: Nhật Bản sẽ sử dụng bao nhiêu năng lượng điện sản xuất bằng năng lượng hạt nhân? Theo tôi điều này thật sự không quan trọng,” theo Peter Hosemann, phó giáo sư kỹ thuật hạt nhân, làm việc tại đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ.
Vậy thì tại sao các quốc gia không sử dụng toàn bộ lượng điện được sản xuất từ năng lượng hạt nhân? không hẳn vì họ quá cầu toàn, mà bởi vì tầm quan trọng của việc sử dụng đa dạng các nguồn năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng, theo Najmedin Meshkati, chuyên gia về an toàn hạt nhân, làm việc tại Đại học Nam California, Hoa Kỳ.
Theo Hồ Duy Bình (Nguồn Articles.cnn.com)