“Cửa sổ tâm hồn” tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

Màu mắt và những vấn đề sức khỏe có liên quan
Nếu mắt bạn luôn có 2 màu rõ rệt, điều này cho biết mắt của bạn bình thường và không cần lo lắng. Nhưng nếu mắt bạn thay đổi màu và có các dấu hiệu bệnh sau đây, bạn có thể cần gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ hơn.
Mắt đen có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao
Mắt đục và mờ là dấu hiệu phổ biến của đục tinh thể. Một nghiên cứu trên tạp chí nha khoa MỸ năm 2000 đã chỉ ra rằng những người có mắt màu đen có nguy cơ bị bệnh đục tinh thể cao hơn những người bình thường từ 1,5 đến 2,5 lần. Tia cực tím là một trong những nguyên nhân gây ra đục tinh thể. Đó là lý do mọi người nên đeo kính mát khi đi ra ngoài trời, khi tắm nắng và tránh nhìn thẳng lên trời khi có ánh nắng gay gắt.
Màu mắt và những vấn đề sức khỏe có liên quan
Bệnh bạch tạng ít phổ biến ở những người mắt xanh
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature năm 2012 đã chỉ ra rằng bệnh tự miễn dịch gây ra sự thay đổi sắc tố da, nhưng không phổ biến ở những người có mắt màu xanh. Cụ thể, trong số gần 3000 bệnh nhân bạch tạng tham gia nghiên cứu, có 27% người bệnh có mắt màu xanh dương, 30% người bệnh có mắt màu xanh lá cây hoặc màu hạt dẻ và 43% bệnh nhân có mắt màu nâu. 
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những biến thể trong 2 gen riêng biệt là TYR và OCA2 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra màu mắt xanh dương và giảm nguy cơ bị bệnh bạch tạng, theo Richard A. Spritz, giám đốc các chương trình nghiên cứu gen tại Đại học Y khoa Colarado.
Màu mắt và những vấn đề sức khỏe có liên quan
Thay đổi màu mắt có thể là dấu hiệu của những bệnh di truyền
Nếu bạn phát hiện ra màu đỏ ở phần lòng trắng của mắt, đây có thể là dấu hiệu bị dị ứng. Nếu mắt chuyển sang màu vàng, bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về gan. Nếu mắt của bạn bị thay đổi màu sắc mà không tìm ra nguyên nhân, bạn có thể bị một số bệnh di truyền như u xơ thần kinh hoặc hội chứng Waardenburg (một loại bệnh liên quan đến điếc, da nhợt màu và thậm chí là dấu hiệu của khối u các tính ở mắt).
Những người mắt đen thường nhạy cảm với các chất chứa cồn 
Nếu mắt bạn màu đen hoặc nâu, bạn có thể có tửu lượng thấp hơn những người có mắt màu xanh dương hoặc xanh lá cây, theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Personality & Indivudual Differences. Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ có mắt màu sáng được báo cáo là sử dụng rượu nhiều hơn những phụ nữ có mắt màu đậm hơn. Do đó, họ đặt giả thuyết rằng những người có màu mắt đậm thường nhạy cảm với cồn và các loại chất gây nghiện khác, và dẫn đến việc họ uống được ít rượu hơn những người có màu mắt sáng.
Màu mắt và những vấn đề sức khỏe có liên quan
Phụ nữ mắt màu nhạt có khả năng chịu đau tốt hơn
Trong nghiên cứu của Inna Belfer tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội nghiên cứu về đau Mỹ (APS) năm 2014, ông đã trình bày những phát hiện của mình về thực tế phụ nữ mắt sáng màu có khả năng chịu đau cao hơn bình thường. Một nhóm phụ nữ đã được nghiên cứu trước sau khi sinh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắt đen thể hiện nhiều căng thẳng và rối loạn về giấc ngủ khi bị đau đớn hơn những người mắt có màu sáng hơn. Ngoài ra, những người mắt tối màu còn có khả năng giảm đau tốt hơn sau khi gây tê màng cứng do cơ thể họ nhạy cảm với đau đớn, MedPage Today cho biết.
Mắt màu nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng 
Một trong những nguyên nhân lớn gây ra mất thị lực sau tuổi 50 là do thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu cho biết, ngoài việc hút thuốc lá và tiền sử bệnh gia đình, mắt bình thường cũng có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng đặc biệt ở những người da trắng và mắt sáng màu. Trong khi đó những người Mỹ gốc Phi và những người có mắt tối màu được báo cáo là có nguy cơ bị mắc tăng nhãn áp cao hơn.
'Cửa sổ tâm hồn' tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?
Người mắt xanh dễ bị khối u ác tính 
Ở khía cạnh di truyền học, “khối u ác tính và bệnh bạch tạng gần như đối đầu nhau:, Spritz cho biết. “Các biến thể gen TYR và OCA2 chống lại bệnh bạch tạng nhưng lại tăng nguy cơ bị khối u ác tính”. Một giả thuyết lý giải rằng bạch tạng là một bệnh tự miễn. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch tự nhiên của chúng ta tự tấn công nhầm cơ thể mình thay vì bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại tế bào khỏe mạnh.
Nguyễn Mai Nguồn: Prevention

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.